Người dân Nhật Bản, hôm nay (11/3), tổ chức các lễ tưởng nhớ hàng nghìn nạn nhân của thảm họa động đất - sóng thần kinh hoàng năm 2011.

Trận đại hồng thủy do động đất 9 độ Richter gây ra đã quét sạch nhiều làng mạc ven biển ở miền đông bắc Nhật, khiến 18.000 người chết hoặc mất tích. Cơn thiên tai còn làm tê liệt Nhà máy Hạt nhân Dai-ichi ở Fukushima, khiến phóng xạ lan tỏa trên diện rộng và nhiễm vào không khí, thực ăn và nước uống.   

Theo AP, 5 năm đã trôi qua nhưng vết tích của thảm họa vẫn hiện diện ở nhiều thành phố và thị trấn ven biển. Mỗi vết tích đều gắn với những câu chuyện riêng.

{keywords}
Ảnh: AP

{keywords}
Ảnh: AP

{keywords}
Ảnh: AP

Một cây thông vẫn vươn mình mạnh mẽ, đứng thẳng trước sóng gió tại nơi mà hàng nghìn người đã bị sóng thần cuốn đi mất dọc bờ biển ở Rikuzentakata. Mặc dù sau đó cây thông đã chết nhưng người Nhật đã dùng vật liệu nhân tạo để dựng lại nó để tôn vinh một biểu tượng của sinh tồn và hy vọng. 

{keywords}
Ảnh: AP

{keywords}
Ảnh: AP

Số phận của một số tòa nhà còn lại sau trận thiên tai đang gây tranh cãi. Nhiều người muốn giữ chúng lại như lời nhắc nhở về thảm họa trong khi không ít người khác muốn phá đi để khỏi khơi gợi ký ức đau buồn. 

{keywords}
Ảnh: AP

{keywords}
Ảnh: AP

Trường Tiểu học Okawa - chứng kiến nhiều người chết vì thảm họa - từng đầy ắp tiếng nói cười của con trẻ. Nhưng ngày nay, âm thanh nơi này chỉ là tiếng xe tải cỡ lớn chở đất đá và vật liệu xây dựng tơi tái thiết khu vực dọc con sông Ishinomaki.

{keywords}
Ảnh: AP

Khung của trụ sở ngăn thảm họa ở Minamisanriku, nơi 43 công nhân thiệt mạng khi sóng thần quét qua, giờ đang chơ vơ giữa công trường bộn bề xung quanh bồi nền đất cao lên.

Thị trưởng Jin Sato - người sống sót nhờ bám vào chấn song trên nóc của trung tâm thảm họa này khi sóng thần ào tới - cho biết rằng người dan đã được cho thêm 15 năm nữa để quyết định số phận của tòa nhà. Ông cho hay, mãi khoảng 20 năm sau khi Hiroshima bị đánh bom nguyên tử thì thành phố này mới chính thức quyết định lưu giữ một tòa nhà có tên Atomic Bomb Dome.

{keywords}
Ảnh: AP

Quả đồi nhân tạo cao 6m ở Natori - được xây để vào những ngày lạnh ngư dân lên đó xem có an toàn để đi đánh bắt cá hay không - giờ đây trông ra một vùng trống rống mênh mông. Một dòng người nhỏ nhưng điềm tĩnh leo lên "Núi Thời tiết" để tưởng nhớ khoảng 1.000 người bị sóng thần cướp mạng.  

{keywords}
Ảnh: AP

Bồi nâng đất nền có thể sẽ cứu được nhiều người trong tương lai, nhưng vết sẹo của quá khứ 5 năm trước vẫn rất khó lành đối với người Nhật Bản. 

Thanh Hảo

Tiết lộ nội tình điều tra tình báo Nga ở New York

Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ đã nghe lén được nội dung một cuộc họp được cho là của nhân viên tình báo Nga tại New York.

‘Bộ trưởng’ tàn ác nhất IS vẫn chưa chết?

Theo mạng tin CNA, Omar al-Shishani, kẻ được xem như là “bộ trưởng chiến tranh” của IS, chỉ bị thương nặng trong vụ không kích gần đây của Mỹ ở Syria.

Phát hiện được 'tử huyệt' diệt sạch IS

Lực lượng an ninh Anh vừa nắm được thông tin cá nhân của hơn 22.000 chiến binh IS, thông tin có thể giúp tiêu diệt tận gốc nhóm quân khủng bố này.