Theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật, động thái trên diễn ra trong bối cảnh chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như mong muốn thu hút sự chú ý đến nhóm quy tụ 4 nền dân chủ lớn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan gọi đây là nền tảng để xây dựng chính sách quan trọng của Mỹ trong khu vực.

{keywords}
 

Một nguồn thạo tin tiết lộ, Mỹ đã đề xuất với các nước khác về ý tưởng tổ chức một hội nghị trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo Bộ tứ. Cuộc họp có sớm diễn ra hay không sẽ tùy thuộc vào Ấn Độ, nước có quan điểm tương đối thận trọng về khuôn khổ hợp tác. Đây cũng là thành viên duy nhất của Bộ Tứ có chung biên giới trên bộ với Trung Quốc và nằm ngoài các liên minh an ninh do Mỹ dẫn đầu.

Trong hội nghị sắp tới, các đại biểu dự kiến sẽ thảo luận về hợp tác để hiện thực hoá chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” trước những lo ngại về các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực. Một số nhà quan sát tin Bắc Kinh sẽ không vui với sự kiện vì coi nhóm Bộ tứ ra đời nhằm kiềm chế họ.

Với tên gọi chính thức là Đối thoại an ninh Bộ Tứ, nhóm ra đời từ năm 2004 nhằm ứng phó với thảm họa động đất - sóng thần Ấn Độ Dương. Sau một thời gian gián đoạn, nhóm được hồi sinh năm 2017. Kể từ đó, Bộ tứ đã phát triển ra ngoài khuôn khổ hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và gần đây tập trung vào những nỗ lực thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "tự do, rộng mở và bao trùm” như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Các ngoại trưởng Bộ tứ nhóm họp lần đầu tiên ở New York vào năm 2019. Hội nghị thứ 2 được tổ chức ở Tokyo vào tháng 10/2020 giữa lúc diễn ra đại dịch. Ngoại trưởng Mỹ khi đó Mike Pompoe nhấn mạnh, Washington hy vọng “thể chế hoá” nhóm Bộ tứ với khả năng lực để “đẩy lùi” Trung Quốc.

Tuấn Anh

Tàu tuần tra Trung Quốc bị tố tìm cách áp sát tàu cá Nhật Bản

Tàu tuần tra Trung Quốc bị tố tìm cách áp sát tàu cá Nhật Bản

Các tàu tuần tra Trung Quốc đã tìm cách áp sát nhóm tàu cá Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, lần đầu tiên sau khi luật hải cảnh của Trung Quốc chính thức có hiệu lực.

Indonesia cảnh báo nguy cơ xung đột vì luật hải cảnh Trung Quốc

Indonesia cảnh báo nguy cơ xung đột vì luật hải cảnh Trung Quốc

Lãnh đạo Cơ quan An ninh hàng hải Indonesia cảnh báo, luật hải cảnh mới của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xảy ra "xung đột lan rộng" vào lãnh hải nước này quanh quần đảo Natuna, nơi hai nước từng xảy ra giao tranh trên biển.