Thêm nhiều chi tiết mới đã xuất hiện về vụ Mỹ ném bom một bệnh viện của tổ chức Bác sĩ Không biên giới ở Afghanistan, sự kiện mà nhóm này gọi là một "tội ác chiến tranh'.

TIN BÀI KHÁC:


Chỉ huy lực lượng Mỹ tại đó, Tướng John Campbell, cho biết, bệnh viện ở thành phố Kunduz bị bắn nhầm sau khi lực lượng Afghanistan gọi yểm trợ trên không.

Ông không nhắc đến việc Mỹ nhận trách nhiệm. Quân đội Mỹ trước đó gọi vụ việc là "thiệt hại phụ".

Nhân sự kiện này, kênh CNN đã điểm lại một số vụ nhầm lẫn tai hại tương tự của quân đội Mỹ những năm qua:

Iraq, tháng 2/1991

{keywords}
 

Ngày 13/2/1991, trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1, máy bay Mỹ thả bom laser dẫn đường xuống một điểm trú ẩn ở khu dân cư Amiriyah thuộc Baghdad, giết chết 408 dân thường. 

Các quan chức Lầu Năm Góc và CIA lập luận rằng, điểm này được sử dụng như một trạm chỉ huy luân phiên.

Báo cáo mà Nhà Trắng công bố sau đó về vụ việc dường như công nhận kết luận đó, cáo buộc chính quyền Saddam Hussein cố tình cho dân thường trú ẩn trong các cơ sở quân sự để dùng họ làm "lá chắn sống".

Albania, tháng 4/1999

{keywords}
 

Trong cuộc chiến Kosovo, các máy bay NATO tham gia Chiến dịch Sức mạnh Đồng minh đã bắn phá các mục tiêu mà họ tin là xe của quân đội Serbia. Hóa ra đó là tàu chở người tị nạn đang đi lánh xung đột. 73 người đã thiệt mạng.

Lúc đầu NATO tuyên bố viên phi công nã bom đã hành động để bảo vệ người tị nạn và thương vong là do quân Yugoslav bắn vào tàu. Tuy nhiên, sau đó, liên quân thừa nhận máy bay của họ đã "thả nhầm một quả bom vào một phương tiện dân sự".

Sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, tháng 5/1999

{keywords}
 

Trong một sự việc khác cũng thuộc Chiến dịch Sức mạnh Đồng minh, 5 quả bom được dẫn đường đã nã trúng sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, giết chết 3 phóng viên Trung Quốc. Tổng thống Bill Clinton đã xin lỗi về vụ việc, giải thích đó là do nhầm lẫn.

CIA - tổ chức tham gia chọn mục tiêu - nói rằng các nhà phân tích xác định sai tọa độ cho một cơ sở quân sự nằm trên cùng tuyến phố.

Bắc Kinh gọi đó là một "hành động dã man" và vụ việc đã làm dấy lên làn sóng biểu tình trên khắp Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Mỹ - Trung những năm tiếp sau.

Tiệc cưới ở Afghanistan, tháng 7/2002

{keywords}
 

Trong những năm đầu của cuộc chiến Afghanistan, hai máy bay Mỹ đã tấn công một đám cưới ở tỉnh Uruzgan thuộc miền trung, làm 48 người chết.

Lầu Năm Góc cho biết, các phi công đã đáp trả đạn phòng không bắn ra từ "các vũ khí hạng nặng". Tuy nhiên, theo Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Afghanistan, các vị khách chỉ dùng vũ khí nhỏ bắn lên không trung để mừng đám cưới. Khách mời và những người sống sót tại tiệc cưới xác nhận điều này.

Hai ngày sau Tổng thống George W. Bush gọi điện cho người đồng cấp Hamid Karzai để chia buồn với các nạn nhân. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc vẫn khẳng định họ không có lỗi.

Đây không phải là lần đầu tiên máy bay quân sự Mỹ ném bom tiệc cưới trong cuộc xung đột ở Afghanistan. Các vụ tương tự xảy ra hồi tháng 7 và tháng 11/2008, khiến hơn 100 người chết. Cả hai trường hợp, quân đội Mỹ đều lấy làm tiếc về việc dân thường thiệt mạng, giải thích rằng mục tiêu của họ là các phần tử Taliban đang hoạt động trong khu vực.

Thanh Hảo