Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bỏ ngỏ về khả năng nộp tiền chuộc sau khi lên án hành động bắt cóc con tin và nói rằng: "Chúng tôi sẽ làm hết sức để giải thoát cho họ sớm nhất có thể".

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}
Hai con tin người Nhật trong đọa clip hăm dọa của IS.

Trang tin HLVTV cho hay, thời hạn 72 tiếng dành cho Chính phủ Nhật Bản bắt đầu được tính từ hôm 20/1. Trong một đoạn video, tay súng của IS yêu cầu Nhật phải đưa 200 triệu USD để đổi lấy tính mạng của Kenji Goto Jogo và Haruna Yukawa.

Đã có tiền lệ người Nhật bị bắt cóc và bị giết hại

Năm 2004, ba nhân viên cứu trợ của Nhật Bản, bao gồm một phụ nữ đã bị bắt tại Iraq. Các phiến quân đã kề dao vào cổ họ và yêu cầu Nhật rút 550 lính, những người đang hỗ trợ hậu cần cho các nước đồng minh đang hoạt động tại Iraq.

Ba người Nahoko Takato (34 tuổi), Soichiro Koriyama (32 tuổi) và Noriaki Imai (19 tuổi) đã được thả sau một tuần.

Chính phủ Nhật Bản khi đó nói rằng, họ không nộp tiền chuộc sau khi một đội ngũ các nhà đàm phán đã phải nhấn mạnh rằng các lực lượng Nhật Bản đang hoạt động trong khu vực không mang vũ trang và chỉ làm nhiệm vụ tái thiết cơ sở hạ tầng, giao hàng cứu trợ và hỗ trợ người dân địa phương.

Trở về Nhật, ba người này đã bị chỉ trích là "gây rắc rối" cho chính phủ và phải nộp 6.000USD để trả tiền thuê máy bay đưa họ về nhà.

Tháng 10/2014, công dân Nhật Bản Shosei Koda đã bị chặt đầu sau khi bỏ qua những cảnh báo không tới Iraq du lịch. Chàng trai 24 tuổi này đã đưa ra một thông báo rằng, họ sẽ hành quyết anh nếu Nhật Bản không rút quân khỏi Iraq trong vòng 24 giờ.

Khi đó, chính quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi nói rằng Nhật sẽ không nhượng bộ trước những kẻ khủng bố.

Việc hành quyết Koda đã được ghi hình. Những kẻ bắt giữ Koda đã đọc một bài diễn văn trước khi giết hại con tin. Thi thể của Koda sau đó được tìm thấy ở Baghdah.

Chính phủ Nhật sẽ trả tiền chuộc?

Trong khi Chính phủ Mỹ từ lâu đã đưa ra chính sách về việc không trao tiền chuộc cho những kẻ bắt cóc con tin, nhiều quốc gia châu Âu lại đồng ý bỏ tiền ra để giải thoát cho công dân nước mình.

{keywords}
Thống kê về số tiền chuộc để giải cứu con tin mà các quốc gia phải trả cho các nhóm khủng bố. (Ảnh: Nytimes)

Mặc dù các lãnh đạo Nhật Bản chưa quyết định có đáp ứng yêu cầu của những kẻ khủng bố tới từ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) hay không, nhưng nếu có thì đây sẽ là lần đầu tiên quốc gia này phải chi một khoản tiền để chuộc con tin.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cho biết, "những kẻ khủng bố sẽ không được tha thứ vì bất cứ lý do gì".

Ông cũng bỏ ngỏ về khả năng nộp tiền sau khi lên án hành động bắt cóc con tin và nói rằng: "Chúng tôi sẽ làm hết sức để giải thoát cho họ sớm nhất có thể".

Liệu Nhật Bản có chịu ngậm bồ hòn làm ngọt và trả tiền chuộc để cứu hai công dân của họ?

"Tôi cho rằng chuyện này sẽ không xảy ra, mặc dù có vẻ như Chính phủ Nhật Bản sẽ cân nhắc", trang Telegraph trích lời ông Jun Okumura, một học giả tại Viện nghiên cứu Meiji.

"Tôi không nghĩ Nhật Bản có nguồn lực vô hình cần thiết để thực hiện việc chuyển tiền", ông nói, đồng thời cho biết rắc rối đối với chính quyền của ông Abe đã trở nên tồi tệ hơn bởi thực tế yêu cầu tiền chuộc đã được đưa ra và rõ ràng là họ phải trả tiền nếu hai con tin được tự do.

Điều này cũng sẽ gây rắc rối với các đồng minh của Tokyo, vốn nhấn mạnh rằng các quốc gia không thể nhân nhượng với những kẻ cực đoan hoặc nó sẽ "tháo cũi xổ lồng" cho nhiều vụ bắt cóc hơn.

Sầm Hoa