Báo cáo quốc phòng thường niên, vừa được chính phủ của Thủ tướng Suga Yoshihide phê duyệt hôm 12/7 nêu rõ, Trung Quốc là mối quan ngại an ninh quốc gia chính của Nhật hiện nay. Việc Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan (Trung Quốc) khiến Tokyo lo ngại vì hòn đảo này nằm gần chuỗi đảo Okinawa ở rìa phía tây quần đảo Nhật.

{keywords}
 

Theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đầu tháng 7 này từng cam kết sẽ hoàn tất việc "tái thống nhất" Đài Loan, và vào tháng 6 đã lên tiếng chỉ trích Mỹ là "kẻ gây rủi ro" sau khi Washington điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan phân tách giữa hòn đảo với đại lục.

Trong một bài phát biểu mới đây, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Aso Taro tuyên bố, Tokyo cần phải sát cánh cùng Mỹ bảo vệ Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh vấn đề cần được giải quyết thông qua đối thoại. Các phát biểu của ông Aso đã vấp phải phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.

Bên cạnh sự đối đầu quân sự ngày càng sâu sắc, cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung cũng thổi bùng cuộc chạy đua giành vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ then chốt, chẳng hạn như chất bán dẫn, trí thông minh nhân tạo (AI) và vi tính lượng tử.

Sự xuất hiện của các phe nhóm công nghệ đối địch đặt ra thách thức cho Nhật vì nền kinh tế của nước này phụ thuộc nhiều vào quan hệ làm ăn với cả Trung Quốc và Mỹ. Đất nước mặt trời mọc cũng sẽ phải chi tiêu mạnh tay để theo kịp các khoản tài trợ chính phủ cho phát triển công nghệ ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.

Thượng viện Mỹ gần đây đã thông qua Đạo luật Đổi mới và cạnh tranh năm 2021, cho phép chi 190 tỷ USD cho công nghệ, bao gồm 54 tỷ USD để tăng sản xuất vi xử lý. Các nhà lập pháp tại Hạ viện Mỹ đang thảo luận về một đề xuất riêng rẽ, hứa hẹn nguồn tài trợ hào phóng thông qua "Đạo luật Đảm bảo sự tham gia và lãnh đạo toàn cầu của Mỹ" (Đạo luật EAGLE) trong các lĩnh vực công nghệ.

Tuấn Anh

Mỹ, Nhật từng tập trận tối mật

Mỹ, Nhật từng tập trận tối mật

Mỹ và Nhật đã tiến hành các cuộc tập trận, tập huấn chung để đề phòng xung đột với Trung Quốc, giữa những lo ngại về các hoạt động quân sự của Bắc Kinh.

 

Thương chiến Mỹ - Trung làm chuỗi giá trị toàn cầu thiệt hại 3-5 năm tăng trưởng

Thương chiến Mỹ - Trung làm chuỗi giá trị toàn cầu thiệt hại 3-5 năm tăng trưởng

Những cú sốc do cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc gây ra đã làm các chuỗi giá trị toàn cầu thiệt hại tương đương với 3 – 5 năm tăng trưởng tại hàng loạt quốc gia.