Nhật Bản đã quyết định bỏ chữ ‘Vạn’ – vốn biểu trưng cho các ngôi chùa – trên các tấm bản đồ chỉ đường của quốc gia này.

{keywords}
Vị trí các ngôi đền chùa được đánh dấu bằng chữ ‘Vạn’ tại Kyoto, Nhật Bản.

Trên các tấm bản đồ chỉ đường tại Nhật, chữ ‘Vạn’ xoay về phía bên trái thường biểu trưng cho các địa điểm có đền chùa, nhưng điều này lại khiến cho các du khách phương Tây bị bối rối khi tới Nhật.

Theo tờ Điện tín (Anh), nguyên nhân là vì một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, hầu hết các du khách phương Tây bị nhầm chữ ‘Vạn’ của Phật giáo với biểu tượng của Phát xít Đức (với hai chữ S lồng vào nhau).

{keywords}
Biểu tượng tòa tháp 3 tầng chỉ những vị trí có đền, chùa.

Thay thế biểu tượng cũ sẽ là hình ngôi đền có ba tầng tháp.

Tuy nhiên, đề xuất này lại vấp phải ý kiến phản đối của khoảng ¼ số người được hỏi.

Một học giả Nhật Bản kêu gọi du khách nên tìm hiểu về lịch sử của quốc gia trước khi bắt đầu các hành trình.

{keywords}
Chữ Vạn quay về phía bên trái – tiếng Nhật là ‘Omote manji’ - (biểu trưng cho tình yêu và lòng nhân từ) tại ngôi đền ở Tokyo.

“Chúng tôi đã sử dụng biểu tượng này hàng ngàn năm trước khi nó bị đưa vào lá cờ của Đức quốc xã, do đó tôi tin là sẽ tốt hơn cho chúng ta nếu vẫn duy trì bản đồ cũ và yêu cầu người khác hiểu rõ ý nghĩa thực sự của biểu tượng này” – ông Makoto Watanabe, chuyên gia về truyền thông tại Đại học Hokkaido Bunkyo nói.

{keywords}
Chữ Vạn quay về phía bên trái – tiếng Nhật là ‘Omote manji’ - (biểu trưng cho tình yêu và lòng nhân từ) tại ngôi đền ở Tokyo.

“Tôi nghĩ là việc này cũng có lợi khi ai đó ở nước khác thấy biểu tượng này, và hỏi ý nghĩa cũng như nguồn gốc của nó.

Điều này giúp loại bỏ các ấn tượng tiêu cực liên quan tới ‘chữ Vạn’ (tiếng Nhật gọi là manji)” – ông Makoto Watanabe nói thêm.

{keywords}
Chữ Vạn quay về phía bên phải – tiếng Nhật là ‘Ura manji’ (biểu trưng cho sức mạnh và trí tuệ) tại một Việt Nam.

Trên lá cờ của Đức quốc xã, trùm phát xít Adolf Hitler thiết kế lá cờ với viền đỏ và chữ Vạn màu đen vào năm 1920.

Trong cuốn ‘Mein Kampt’, Hitler nói rằng đây là biểu tượng cho ‘chiến thắng của người đàn ông Aryan’.

Còn tại Nhật Bản, chữ ‘Vạn’ không chỉ là biểu tượng gắn liền với đạo Phật, mà còn biểu thị con số 10.000 (một vạn), và được dùng từ thời Trung Cổ.

Lê Thu