Hồi tháng 10 vừa qua, một đoàn ngoại giao Indonesia và giáo sĩ Hồi giáo đã đến Trung Quốc. Trong khi nhóm ngoại giao tập trung hoàn tất các thỏa thuận mua hàng triệu liều vắc-xin cho người dân Indonesia thì các giáo sĩ có một mối lo khác: Liệu vắc-xin Covid-19 có được phép sử dụng theo luật Hồi giáo?

{keywords}
Ảnh: Reuters

Gelatin có nguồn gốc từ thịt lợn, thường được dùng làm chất ổn định để bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin trong quá trình lưu trữ và vận chuyển. Trong nhiều năm qua, một số hãng đã cố gắng chế tạo vắc-xin không dùng gelatin.

Tuy nhiên, do nhu cầu, các chuỗi cung ứng, chi phí và hạn sử dụng ngắn của vắc-xin không gelatin, thành phần này sẽ tiếp tục được sử dụng ở đa số vắc-xin, theo tiến sĩ Salman Waqar - Tổng giám đốc Hiệp hội Y khoa Hồi giáo Anh.

Phát ngôn viên của các hãng Pfizer, Moderna và AstraZeneca khẳng định vắc-xin của họ không dùng các thành phần từ thịt lợn. Mặc dù vậy, nguồn cung hạn chế và các thỏa thuận có từ trước trị giá hàng triệu đôla, nên một số nước đông dân Hồi giáo sẽ nhận được những vắc-xin không có chứng nhận không có gelatin. Điều này đặt nhiều cộng đồng tôn giáo như Hồi giáo và Do Thái giáo vào tình thế khó vì họ không ăn thịt lợn.

Tuy nhiên, đa số ý kiến từ các cuộc tranh luận trước đây về việc sử dụng gelatin thịt lợn nhất trí rằng điều này được phép theo luật Hồi giáo, vì "tác hại lớn hơn" sẽ xảy ra nếu vắc-xin không được sử dụng, theo Phó giáo sư Harunor Rashid tại Đại học Sydney.

"Theo luật Do Thái, việc cấm ăn thịt lợn hoặc các chế phẩm từ thịt lợn chỉ áp dụng khi ăn theo cách tự nhiên", AP dẫn lời David Stav, chủ tịch Tổ chức giáo sĩ Do Thái Tzohar tại Israel. Ông lý giải, nếu được tiêm vào cơ thể chứ không phải qua đường miệng thì "không cấm và cũng không có vấn đề gì, đặc biệt là khi chúng ta đang phải lo lắng về bệnh tật".

Tuy vậy, vẫn có những ý kiến bất đồng về vấn đề này và một số đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Indonesia, quốc gia có số người theo đạo Hồi đông nhất thế giới.

Năm 2018, Hội đồng Ulema Indonesia - cơ quan giáo sĩ Hồi giáo chuyên cấp giấy chứng nhận một sản phẩm có thành phần thịt lợn hay không - từng ra quyết định rằng vắc-xin ngừa sởi và rubella là bất hợp pháp vì có gelatin. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng bắt đầu kêu gọi các bậc cha mẹ không cho con tiêm chủng. Kết quả là số người mắc bệnh sởi tăng đột biến, khiến Indonesia có tỷ lệ mắc sởi cao thứ 3 toàn cầu.

Hội đồng Ulema sau đó ban hành sắc lệnh khẳng định tiêm chủng các vắc-xin này là không bị cấm, nhưng tỷ lệ tiêm chủng vẫn rất thấp do những cấm kỵ về văn hóa.

Hãng tin AP cho biết, chính phủ các nước đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề nan giải nói trên.

Ở Malaysia, việc tiêm các vắc-xin chứa thành phần thịt lợn được coi là vấn đề lớn nhất đối với các bậc cha mẹ Hồi giáo. Các điều luật khắt khe đã được ban hành để họ phải cho con mình tiêm chủng, nếu không sẽ bị phạt, thậm chí ngồi tù. Ở Pakistan, một số cha mẹ đã phải đi tù vì từ chối tiêm vắc-xin ngừa bệnh bại liệt cho con.

Hiện nay, nhiều người vẫn có tâm lý do dự về vắc-xin, nhất là khi thông tin sai lệch đang lan truyền khắp nơi, thì sự tham gia của cộng đồng là "vô cùng cần thiết", theo phó giáo sư Harunor Rashid. Ông cảnh báo "có thể là một thảm họa" nếu không có vai trò tích cực của các chính phủ và nhân viên y tế".

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Thanh Hảo

Thế giới 1,7 triệu người chết vì Covid-19, Anh xuất hiện biến thể virus mới đáng sợ

Thế giới 1,7 triệu người chết vì Covid-19, Anh xuất hiện biến thể virus mới đáng sợ

Trong 24 giờ qua, toàn thế giới có thêm gần 480.000 ca nhiễm mới và hơn 8.200 ca tử vong vì Covid-19.

Cuộc chiến khốc liệt giành 'đặc quyền' vắc-xin Covid-19 tại Mỹ

Cuộc chiến khốc liệt giành 'đặc quyền' vắc-xin Covid-19 tại Mỹ

Cuộc tranh giành quyền ưu tiên vắc-xin Covid-19 ở đợt tiêm chủng kế tiếp đang trở nên nóng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp và người lao động Mỹ.