Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày hôm nay (26/1), ông Dmitry Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin, nhấn mạnh các chính trị gia Mỹ đề cập đến khả năng trừng phạt nhằm vào cá nhân Tổng thống Putin là chưa đủ hiểu biết về vấn đề này, vì trên thực tế, các quan chức cấp cao của Nga đều bị cấm sở hữu tài sản ở nước ngoài.

"Bất kỳ động thái nào của phương Tây nhằm trừng phạt cá nhân Tổng thống Vladimir Putin sẽ không gây tổn hại đối với ông ấy, nhưng sẽ mang tính hủy hoại về mặt chính trị", ông Peskov cho hay, đồng thời cảnh báo điều này thậm chí còn đảo ngược nỗ lực giảm căng thẳng tại Ukraina.

{keywords}
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: CNN

Phát biểu được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 25/1 cho biết đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với người đồng cấp Vladimir Putin nếu Nga tấn công Ukraina. Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết, nếu Nga tấn công Ukraina thì đó sẽ là “cuộc xâm lược lớn nhất kể từ Thế chiến II” và sẽ làm “thay đổi thế giới”.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson thì nói rằng nhiều nước châu Âu vẫn còn lo lắng về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với Moscow, do các nước này vẫn “phụ thuộc quá lớn” vào khí đốt của Nga. Dù vậy, ông Johnson vẫn tuyên bố Anh sẵn sàng triển khai thêm quân tới Đông Âu nếu Ukraina bị tấn công.

Cũng trong ngày 26/1 giới chức 4 nước Pháp, Đức, Nga và Ukraina đã bắt đầu các cuộc đàm phán theo “định dạng Normandy” để giải quyết tình hình xung đột tại miền Đông Ukraina.

Cuộc gặp cấp cao giữa các bên bắt đầu vào khoảng 6 giờ tối (giờ Hà Nội) và các bên sẽ tổ chức họp báo vào cuối ngày. Tham dự cuộc họp có phái đoàn Nga dẫn đầu bởi Phó Thủ tướng Dmitri Kozak, phái đoàn Ukraina dẫn đầu bởi Cố vấn Tổng thống Andriy Yermak, cùng các nhà ngoại giao cấp cao của Pháp và Đức.

Ông Andriy Yermak gọi cuộc đàm phán là "một tín hiệu mạnh mẽ để hướng tới việc đạt được hòa bình ở miền Đông Ukraina". Tuy nhiên, ông cho biết các động thái vi phạm lệnh ngừng bắn vẫn đang diễn ra, và loại trừ khả năng đối thoại trực tiếp với phe ly khai.

Các cuộc đàm phán 4 bên theo "định dạng Normandy" đã không được tổ chức suốt hơn 6 tháng qua. Nhiều cường quốc châu Âu xem những cuộc đàm phán này là dịp quan trọng để duy trì mức độ hòa hợp trong các cuộc đối thoại rộng lớn hơn với Moscow, giữa lúc Mỹ và NATO sẽ tổ chức các cuộc đàm phán riêng về vấn đề Ukraina.

Giới chức Pháp bày tỏ kỳ vọng rằng, một số tiến triển đạt sau cuộc đàm phán sẽ củng cố các nỗ lực rộng rãi hơn để giảm căng thẳng giữa Nga và phương Tây.

>>> Cập nhật tình hình Ukraina tại VietNamNet

Việt Anh

Mỹ cố triệt tiêu 'vũ khí mạnh nhất' của Nga, cân nhắc trừng phạt ông Putin

Mỹ cố triệt tiêu 'vũ khí mạnh nhất' của Nga, cân nhắc trừng phạt ông Putin

Các quan chức Mỹ đang làm việc với các nhà cung cấp toàn cầu để tránh khủng hoảng khí đốt châu Âu xảy ra nếu dòng chảy từ Nga bị cắt.

Máy bay chở tên lửa chống tăng của Mỹ đến Ukraina

Máy bay chở tên lửa chống tăng của Mỹ đến Ukraina

Một máy bay của Mỹ chở theo tên lửa chống tăng Javelin, bệ phóng tên lửa và các khí tài quân sự khác đã hạ cánh xuống Kiev (Ukraina) hôm 25/1.