Bộ Tư pháp Mỹ đang gấp rút làm rõ nghi vấn các công ty Hàn Quốc đã âm mưu trục lợi trái phép hàng trăm tỉ USD từ những hợp đồng với quân đội nước này.

Ông Trump dọa đóng cửa chính phủ Mỹ

Những trực thăng bí ẩn chở hàng "mật" rời Điện Kremlin

Là một quốc gia có ngân sách dành cho các cuộc chiến lớn nhất thế giới và thậm chí lớn hơn cả tổng ngân sách cho lĩnh vực này của 7 nước tiếp sau mình gộp lại, Mỹ đương nhiên trở thành mục tiêu "xâu xé" của các các nhà thầu ngoại quốc. Nhà chức trách Mỹ do đó đang phải mở rộng một chiến dịch truy quét các âm mưu gian lận đấu thầu và lạm dụng các hợp đồng quân sự của nước này ở nước ngoài.

{keywords}
Binh lính và các xe quân sự tại Trại Humphreys của Mỹ ở Pyeongtaek, Hàn Quốc. Ảnh: EPA

Theo báo South China Morning Post (SCMP), Bộ Tư pháp Mỹ đã mở một cuộc điều tra đối với 3 nhà thầu Hàn Quốc tình nghi đã cấu kết định giá cung cấp hàng hóa và dịch vụ quá cao đối với Lầu Năm góc, nhằm chiếm đoạt hàng trăm triệu USD trái phép.

Cụ thể, các công tố viên Mỹ cáo buộc 3 công ty dầu mỏ Hàn Quốc là Hyundai Oilbank, S-Oil Corp và Jier Shin Korea đã thông đồng với nhau để tính phí cung cấp nhiên liệu cực cao, bòn rút hơn 100 triệu USD của quân đội Mỹ trong giai đoạn 2005 - 2016.

SCMP trích dẫn 2 nguồn thạo tin tiết lộ, tổng cộng có 6 công ty bị cáo buộc trong các đơn kiện gửi một tòa án liên bang ở bang Ohio, Mỹ thụ lý giải quyết. Trước đó, 3 công ty gồm GS Caltex (một doanh nghiệp có 50% cổ phần thuộc về tập đoàn năng lượng đa quốc gia Mỹ Chevron), SK Energy và Hanjin Transportation đã phải nộp phạt và bồi thường tới 236 triệu USD trong các vụ kiện tương tự của Bộ Tư pháp Mỹ.

Thông tin công khai trên trang web mua sắm GovTribe của chính phủ Mỹ cho biết, các đối tác cung cấp nhiên liệu chính cho những căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc trong giai đoạn 2008 - 2013 là GS Caltex, S-Oil, Jier Shin Korea, Hanjin, SK Energy và Hyundai Oilbank.

Trả lời phỏng vấn truyền thông, công ty S-Oil (công ty dầu mỏ quốc doanh Aramco của Ảrập Xêút cũng có cổ phần trong doanh nghiệp này) khẳng định "không hay biết về bất cứ cuộc điều tra nào" của nhà chức trách Mỹ nhắm vào họ.

Trong khi đó, dù thừa nhận có biết việc đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra, Hyundai Oilbank từ chối cung cấp thêm các chi tiết về sự cố. Các công ty khác bị nêu tên trong bài báo của SCMP cũng từ chối bình luận về những thông tin này.

Theo hãng thông tấn Sputnik, phần lớn trong ngân sách ước tính 700 tỉ USD năm 2018 của Lầu Năm góc được dành cho các hoạt động của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, nơi Washington đã thiết lập sự hiện diện quân sự kể từ cuộc chiến Triều Tiên 1950 - 1953.

Hơn 28.000 binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc. Trại Humphreys tại Pyeongtaek, Hàn Quốc hiện vẫn là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, với khoảng 20.000 quân nhân đồn trú.

Tuấn Anh

Ông Trump chuẩn bị 'thay máu' quân đội Mỹ?

Ông Trump chuẩn bị 'thay máu' quân đội Mỹ?

Khi đương đầu với một loạt thách thức lớn về chính sách đối ngoại trong thời gian tới, Tổng thống Trump sẽ phải chọn một loạt tướng lĩnh mới lãnh đạo quân đội Mỹ.

Quân đội Mỹ chi hơn chục tỷ mua súng bắn không chết

Quân đội Mỹ chi hơn chục tỷ mua súng bắn không chết

Quân đội Mỹ vừa quyết định bỏ ra 650.000USD (hơn 14,8 tỷ đồng) để đặt mua một vũ khí không gây chết người mới.

Bộ ảnh lột tả sức mạnh của quân đội Mỹ

Bộ ảnh lột tả sức mạnh của quân đội Mỹ

Đứng đầu thế giới về sức mạnh quân sự, Mỹ hiện đang sở hữu một kho vũ khí khổng lồ và hiện đại, gồm hàng trăm nghìn máy bay, hàng chục tàu sân bay và tàu ngầm.