“Tôi không tin rằng, chúng ta có thể thấy trước những gì đang diễn ra ở Myanmar có cần biện pháp hay hành động quân sự của Mỹ hay không. Chúng ta đã thấy được ‘sự kinh hãi lớn’ về những gì xảy ra ở đó, nhưng hiện giờ tôi không thấy vai trò quân sự của Mỹ trong việc này”, ông Kirby nói với tờ Sputnik hôm 2/2.

{keywords}
Binh sĩ Myanmar phong tỏa con đường dẫn đến tòa nhà quốc hội. Ảnh: AP

Trước đó cùng ngày, một quan chức cấp cao giấu tên làm việc trong Bộ Ngoại giao Mỹ nói nước này đang tính đến khả năng áp nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào Myanmar, cũng như liên hệ với một số quốc gia đồng minh như Ấn Độ và Nhật Bản để thảo luận tình hình.

Nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao khác thuộc đảng cầm quyền Liên minh quốc gia vì dân chủ đã bị quân đội bắt giữ vào sáng 1/2, chỉ vài ngày sau khi căng thẳng nổ ra giữa chính quyền dân sự và giới lãnh đạo quân sự Myanmar.

Toàn cảnh cuộc Chính biến ở Myanmar

Tuấn Trần 

Tình cảnh ‘ác mộng tồi tệ nhất’ ở Myanmar sau chính biến

Tình cảnh ‘ác mộng tồi tệ nhất’ ở Myanmar sau chính biến

Một người dân Myanmar khi trả lời phỏng vấn Reuters nói rằng bản thân cảm thấy “thật sự buồn và giận dữ” khi cuộc chính biến diễn ra.

Hé lộ nhân vật đứng sau cuộc chính biến ở Myanmar

Hé lộ nhân vật đứng sau cuộc chính biến ở Myanmar

Mọi sự chú ý giờ đây được đổ dồn về quân đội Myanmar và Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing sau cuộc chính biến hôm 1/2.