Thông tin kể trên làm dấy lên câu hỏi về cách thức ông Biden sẽ giải quyết căng thẳng với Bình Nhưỡng liên quan các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo như thế nào.

Nó cũng bổ sung một điểm mới cho chuyến thăm tuần tới của Bộ trưởng Quốc phòng và nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đến Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi ưu tiên hàng đầu của nghị trình sẽ là các mối quan tâm về kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.  

{keywords}
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Reuters

Reuters cho biết, nguồn tin giấu tên tiết lộ rất ít chi tiết về thúc đẩy ngoại giao. Tuy nhiên, quan chức này cho biết, đã có nhiều nỗ lực liên hệ với chính phủ Triều Tiên "thông qua một số kênh kể từ giữa tháng 2, gồm cả ở New York".

"Đến nay, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Bình Nhưỡng", nguồn tin nói thêm với Reuters. 

Hãng tin này cho biết, phái bộ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ở New York không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đến nay vẫn thận trọng trong công khai cách tiếp cận của mình với Triều Tiên, chỉ nói rằng họ đang thực hiện đánh giá chính sách toàn diện sau khi cựu Tổng thống Donald Trump có sự liên hệ chưa từng có với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Các nỗ lực của ông Trump không thành công trong thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Theo giới chức chính quyền ông Biden, dường như đã không có đối thoại tích cực giữa Mỹ và Triều Tiên trong hơn một năm, kể cả vào giai đoạn cuối của chính quyền ông Trump "mặc dù trong thời gian đó Mỹ đã có nhiều nỗ lực để can dự".  

Nguồn tin của Reuters từ chối đánh giá việc Bình Nhưỡng giữ im lặng sẽ ảnh hưởng thế nào đến đánh giá chính sách Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Biden, mà dự kiến sẽ được hoàn thành trong thời gian tới.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Biden tuyên bố gặp Kim Jong Un với điều kiện Bình Nhưỡng đồng ý cắt giảm năng lực hạt nhân.

Thanh Hảo

Trung Quốc, Iran, Triều Tiên tìm ủng hộ tại LHQ đẩy lùi cấm vận

Trung Quốc, Iran, Triều Tiên tìm ủng hộ tại LHQ đẩy lùi cấm vận

Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, Nga cùng một số quốc gia khác đang tìm kiếm sự ủng hộ cho một liên minh bảo vệ Hiến chương Liên Hợp Quốc, bằng cách đẩy lùi việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực và trừng phạt đơn phương.

Lầu Năm Góc quan ngại về những hoạt động hạt nhân của Triều Tiên

Lầu Năm Góc quan ngại về những hoạt động hạt nhân của Triều Tiên

Lầu Năm Góc hôm 2/3 đã bày tỏ quan ngại về những báo cáo chương trình hạt nhân Triều Tiên được Liên Hợp Quốc công bố gần đây.