Nhiều thập niên qua, các nhà lãnh đạo Triều Tiên luôn cam kết bảo vệ người dân khỏi thế giới bên ngoài, Mỹ hoặc các thế lực thù địch khác. Nhưng theo Bình Nhưỡng, nhân vật đào tẩu từ Hàn Quốc trốn về nghi nhiễm Covid-19 đang tạo ra một mối đe dọa nguy hiểm.

{keywords}
Chủ tịch Kim Jong Un dự cuộc họp khẩn ở Bình Nhưỡng. 

Hãng tin KCNA đưa tin, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã triệu tập một cuộc họp khẩn ngày 25/7, sau khi có tin người đàn ông đào tẩu trở lại thành phố Kaesong có thể bị nhiễm Covid-19.

Sau đó, ngày 27/7, các nhà chức trách  Hàn Quốc xác nhận người này đã vượt biên trở lại Triều Tiên. Bộ Y tế ở Seoul cho biết, họ chưa thể xác nhận đối tượng có nhiễm virus corona hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 nào hay không. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương nói người này đang bị điều tra về tội tấn công tình dục.

KCNA đưa tin, người đào tẩu có các triệu chứng của Covid-19. Các tiếp xúc gần với người này hiện đang được kiểm tra và cách li. KCNA đồng thời cảnh báo về một "tình huống nguy hiểm" đang diễn tiến ở Kaesong mà có thể dẫn tới một "thảm họa hủy diệt và chết chóc".

{keywords}
Ảnh: AP

Một số chuyên gia tin rằng, Triều Tiên - quốc gia 25 triệu dân nằm sát Trung Quốc Quốc - có thể đã tránh được những tác động của đại dịch vốn đã lây nhiễm cho hơn 16,6 triệu người và cướp đi mạng sống của gần 657.000 người khác trên toàn thế giới.

Có thể Triều Tiên không xác định được các ca nhiễm vì không đủ năng lực xét nghiệm, hoặc cô lập thành công các ổ dịch nhỏ nhưng không thông tin về việc này. Nhưng nếu người đào tẩu dương tính với virus và gây ra một ổ dịch lớn thì Covid-19 có thể biến thành một trong những mối đe dọa lớn nhất mà Chủ tịch Kim Jong Un phải đối mặt trong gần 9 năm ông lãnh đạo Triều Tiên.

Covid-19 đã chứng tỏ là một trong những thách thức khó khăn và chết chóc nhất đối với nhiều chính phủ trên thế giới. Nhưng với riêng ông Kim, thách thức này đặc biệt đáng lo.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, cơ sở hạ tầng yếu kém của Triều Tiên sẽ không thể kham nổi nhiệm vụ chữa trị cho một lượng lớn bệnh nhân nhiễm một loại virus nguy hiểm mà cộng đồng y tế toàn cầu cũng vẫn chưa thể hiểu hết. Đây có thể là lý do khiến chính quyền Kim Jong Un rất quyết liệt trong các nỗ lực ngăn chặn Covid-19.

{keywords}
Chủ tịch Kim Jong Un dự cuộc họp khẩn ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP

Triều Tiên đã đóng cửa biên giới hồi tháng 1, sau khi xuất hiện thông tin về Covid-19 dù làm vậy khiến nước này thiệt hại lớn về kinh tế. Du lịch từ bên ngoài vốn đã rất hạn chế trước đại dịch nay gần như ở mức 0 - chủ yếu chỉ các nhà ngoại giao hoặc nhân viên viện trợ nước ngoài được phép tới nhưng họ phải trải qua cách li nghiêm ngặt.

Người Triều Tiên bình thường cũng không được phép đi xa khỏi nhà. Hồi đầu tháng 7, các nguồn tin ngoại giao ở Bình Nhưỡng nói với CNN rằng trên đường phố, mọi người bắt buộc phải đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội.

Nhưng những biện pháp trên có thể vẫn chưa đủ.

Khi nhận được thông tin trường hợp nghi nhiễm Covid-19 ở Kaesong, Chủ tịch Kim Jong Un đã ngay lập tức hành động. Ông ra lệnh phong tỏa thành phố này, cách li tất cả các quận và khu vực bên trong đó. Điều này cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên dường như nhận thức rất rõ thực tế virus đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho người dân của mình.

Thanh Hảo

Hành trình vượt biên ly kỳ của ca nghi nhiễm Covid-19 ở Triều Tiên

Hành trình vượt biên ly kỳ của ca nghi nhiễm Covid-19 ở Triều Tiên

Nhà chức trách Hàn Quốc vừa công bố các thông tin điều tra ban đầu về người đàn ông nghi mắc Covid-19 đã vượt biên trái phép từ nước này sang Triều Tiên.

Triều Tiên có ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên, phong tỏa một thành phố

Triều Tiên có ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên, phong tỏa một thành phố

Theo hãng tin RT, thành phố Kaesong đã được phong tỏa sau khi một người nghi mắc Covid-19 vượt biên trái phép, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nói tại một cuộc họp khẩn.