Ông Trương Liên Quý, giáo sư về nghiên cứu chiến lược quốc tế tại trường Đảng Trung ương (nơi đào tạo các đảng viên Đảng Cộng sản và tổ chức nghiên cứu dành cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc) đã phát biểu như vậy tại một diễn đàn về Triều Tiên được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 24/3 do Dunjiao Media tổ chức. 

{keywords}
Tại cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội tháng trước, Mỹ và Triều Tiên không đạt được thỏa thuận nào. 

Theo ông Trương, Chủ tịch Triều Tiên đã bị sốc tại cuộc họp thượng định Hà Nội hồi tháng 2 khi Mỹ đưa cho ông bản danh sách mới về các cơ sở hạt nhân mà Bình Nhưỡng chưa tiết lộ.

Ông Trương cho biết, danh sách mới có nghĩa là Mỹ yêu cầu Bình Nhưỡng phải tháo dỡ tất cả các cơ sở vũ khí hạt nhân dưới lòng đất. Đây là sự bổ sung so với những gì đã thảo luận trước đó, trong đó có việc phá hủy các nhà máy làm giàu plutonium và uranium nằm trong tổ hợp hạt nhân Yongbyon.

Giáo sư Trương nhận định, khi phía Mỹ đưa ra danh sách các cơ sở không được tiết lộ, ông Kim Jong Un đã bị sốc không phải vì Mỹ đã biết về các cơ sở ngầm của họ (trước đó các tổ chức nghiên cứu Mỹ đã báo cáo về vấn đề này) mà vì Triều Tiên cảm thấy những kỳ vọng của họ về các cuộc đàm phán sẽ không được đáp ứng.

Đòi hỏi mới này đã vượt quá những gì mà ông Stephen Biegun, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Triều Tiên, đã từng trình bày tại buổi nói chuyện tại Đại học Stanford hồi tháng 1 về phi hạt nhân hóa ở Triều Tiên.

Theo ông Trương, trong cuộc họp tại Bình Nhưỡng sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui đã dùng từ "quả bóng thử nghiệm" để nói về thất bại tại cuộc gặp này với hàm ý Mỹ đã dùng nó để thăm dò phản ứng của các bên.

Bà Choe đổ lỗi cho phía Mỹ đã gây ra sự thất bại tại cuộc đàm phán này. Bà nhấn mạnh, Bình Nhưỡng sẽ không đáp ứng các yêu cầu của Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào và cũng không sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán theo kiểu như thế nữa.

Trong phân tích của mình, GS Trương cho biết, ông Trump đã tìm cách thuyết phục Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi các trợ lý thân cận của mình, những người phản đối chấp nhận yêu cầu của Mỹ.

Các nhà quan sát đã chỉ ra rằng, việc có được một thỏa thuận với Bình Nhưỡng sẽ là sự thúc đẩy cho nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo của Trump. Đó cũng là lý do mà tuần trước nhà lãnh đạo Mỹ đã  bác bỏ quyết định của Bộ Tài chính Mỹ nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, các trợ lý của Chủ tịch Triều Tiên phản đối đề nghị của Mỹ vì họ muốn bảo vệ ông. Họ lo lắng rằng quyền lực của ông Kim có thể bị lung lay nếu ông ký một thỏa thuận với Mỹ.

Là chuyên gia về các vấn đề của Triều Tiên, GS Trương cũng lo ngại sự đổ vỡ đàm phán sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của Triều Tiên. Ông nói: "Triều Tiên sẽ đối mặt với sự không ổn định trong năm nay và trong tương lai, một phần là do các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc".

Ngày 25/3, đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã xác nhận rằng đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun sẽ tới Bắc Kinh trong tuần này để tiếp tục hợp tác với Trung Quốc về các chính sách liên quan đến Triều Tiên.

GS Trương cho biết, động thái bất ngờ của Washington tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội đã làm thay đổi tiến trình đàm phán trong tương lai rằng, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ phải đề cập đến cả các cơ sở liên quan đến hạt nhân được biết đến công khai và ngầm ở Triều Tiên, và điều này sẽ gây khó khăn cho Triều Tiên.

"Từ bây giờ, các cuộc đàm phán tương lai sẽ phải bao gồm tất cả mọi thứ - được biết và chưa biết", ông Trương nói.

Theo Tiền Phong