Trong 4 năm tới, Triều Tiên có thể sẽ vào danh sách các quốc gia sở hữu tên lửa có tầm bắn tới tận bờ biển phía tây Mỹ.

"Năm rồi, Triều Tiên đã vượt qua ngưỡng về kỹ thuật mà trước đó nhiều người cho rằng nhiều năm nữa họ vẫn không thể với tới", Business Insider dẫn lời cố vấn cấp cao Victor Cha thuộc Trung tâm Các nghiên cứu quốc tế và Chiến lược.

{keywords}

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một tiểu đoàn chiến dịch đặc biệt trong bức ảnh do hãng thông tấn KCNA cung cấp.

Trên thực tế, trong năm 2016, Triều Tiên đã tăng mạnh số lượng các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân. Tần suất thử nghiệm chứng tỏ ông Kim Jong-un không chỉ tham vọng phát triển hạt nhân, mà còn phát triển cả quy mô kho vũ khí.

Điều này đặt ra một câu hỏi: Nhà lãnh đạo Triều Tiên thực sự muốn gì?

"Ông Kim Jong-un muốn gì ư?", ông Cha nhắc lại câu hỏi và giải thích: "Tôi nghĩ ông ấy muốn... ông ấy muốn một hiệp ước hòa bình với Mỹ với tư cách một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Tôi nghĩ đó chính là điều ông ấy muốn".

"Triều Tiên rõ ràng muốn nới lỏng, nếu không muốn nói là phá bỏ, các liên minh của Mỹ với Seoul và Tokyo, chắc chắn trước tiên với Seoul", Đại sứ Robert Gallucci - nhà đàm phán hàng đầu với Triều Tiên hồi những năm 1990 - bình luận. "Và họ sẽ cố hết sức để đạt được điều đó, và kể cả ngồi vào đàm phán".

"[Ông Kim Jong Un] cũng muốn Trung Quốc tiếp tục đối xử với Triều Tiên như một mối quan hệ đặc biệt, chứ không phải quan hệ giữa hai quốc gia bình thường", Chris Johnson - cố vấn cấp cao thuộc Trung tâm Các nghiên cứu quốc tế và Chiến lược - nhận xét.

Nhóm các học giả trên nhất trí rằng, chính quyền mới ở Mỹ sẽ phải đối phó với Triều Tiên "gần như ngay sau khi nhậm chức".

Thanh Hảo