Hãng thông tấn ISNA trích dẫn lời một nghị sĩ quốc hội Iran tiết lộ thông tin trên. Nước nặng có thể được dùng trong các lò phản ứng để sản xuất ra plutonium, một nhiên liệu giúp chế tạo các đầu đạn hạt nhân.

{keywords}
Các nhà đàm phán Iran họp khẩn với các đại diện Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức tại Vienna ngày 28/7 nhằm cứu vãn thỏa thuận JCPOA. Ảnh: 

Iran đã công khai ý định ngưng tuân thủ một số giới hạn ấn định trong thỏa thuận hạt nhân quốc tế còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015 với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương xé bỏ thỏa thuận hồi tháng 5/2018 và tái áp đặt các lệnh cấm vận chống Tehran.

Hôm 3/7, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Tehran sẽ nâng mức làm giàu uranium và bắt đầu khôi phục hoạt động của lò phản ứng nước nặng Arak sau ngày 7/7, nếu các cường quốc còn tuân thủ JCPOA không bảo vệ thương mại với quốc gia Hồi giáo trước những biện pháp trừng phạt của Washington.

Trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Iran và phương Tây, các đại diện của 5 cường quốc còn tuân thủ JCPOA ngày 28/7 đã họp khẩn với Tehran tại Vienna, Áo nhằm thảo luận các cách thức cứu vãn thỏa thuận.

Theo Reuters, phát biểu trước báo giới sau cuộc họp khẩn ở Vienna, ông Abbas Araqchi, nhà đàm phán hạt nhân cấp cao của Iran đánh giá sự kiện "mang tính xây dựng" nhưng vẫn còn các vấn đề chưa được giải quyết. Ông Araqchi nhấn mạnh, chừng nào các yêu cầu của Iran chưa được đáp ứng, nước này sẽ tiếp tục giảm dần việc thực hiện các cam kết trong JCPOA sau khi đã vượt giới hạn dự trữ uranium.

Tuấn Anh