Những cảnh sát Myanmar vượt biên cho biết, lý do họ chạy trốn sang Ấn Độ là bởi sợ bản thân sẽ bị truy tố nếu không tuân theo mệnh lệnh sử dụng vũ khí nóng với người biểu tình.

“Khoảng 116 người đã vượt biên hôm 12/3, trong đó có nhiều cảnh sát và lính cứu hỏa. Một số người chỉ mang theo quần áo đựng trong những bao tải trắng”, một sĩ quan Ấn Độ giấu tên thuộc lực lượng an ninh bang Mizoram nói với hãng tin Reuters.

{keywords}
Người biểu tình tại thành phố Yangon, Myanmar đụng độ với lực lượng an ninh. Ảnh: AP

Chính quyền Ấn Độ từng ra lệnh cho giới chức bang Mizoram phải ngăn chặn những dòng người vượt biên từ Myanmar, nhưng địa hình đồi núi tại khu vực biên giới khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn.

Trong một diễn biến khác, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jalina Porter hôm 15/2 (giờ Mỹ) nhận định, những hành động bạo lực nhằm vào đám đông người biểu tình của quân đội Myanmar là “vô đạo đức và không thể chối cãi”.

“Giới quân sự Myanmar đã đáp trả lời kêu gọi khôi phục nền dân chủ bằng súng đạn. Hành động này là một lời nhắc nhở rằng, giới quân sự Myanmar đã tiến hành cuộc chính biến vì những lợi ích ích kỷ của riêng họ, chứ không phải đại diện cho ý chí người dân”, bà Porter nói.

Các cuộc biểu tình ở Myanmar đã bùng phát sau khi giới quân sự thực hiện chính biến lật đổ chính quyền dân sự hôm 1/2. Số liệu từ hãng tin Reuters cho biết, đã có gần 140 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị bắt khi tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính biến.

Xem thêm: Biểu tình căng thẳng ở Myanmar

Tuấn Trần

Ít nhất 138 người biểu tình Myanmar thiệt mạng từ đầu tháng 2

Ít nhất 138 người biểu tình Myanmar thiệt mạng từ đầu tháng 2

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc hôm 15/3, ít nhất 138 người biểu tình tại Myanmar đã thiệt mạng kể từ thời điểm quân đội tiến hành đảo chính, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính phủ cấp cao khác.

Hàng chục nhà máy Trung Quốc ở Myanmar bị tấn công

Hàng chục nhà máy Trung Quốc ở Myanmar bị tấn công

Tổng cộng 32 nhà máy có chủ đầu tư đến từ Trung Quốc ở thành phố Yangon (Myanmar) đã bị phá hoại trong các cuộc biểu tình từ 14 đến 15/3, theo thông tin từ Thời báo Hoàn Cầu