Như một món quà ngoại giao đầy ý nghĩa, hoa anh đào từ lâu đã trở thành chiếc cầu nối tình hữu nghị giữa Nhật Bản với nước Mỹ ở tận bên kia địa cầu.

TIN BÀI KHÁC:

Một thế kỷ trước khi ngoại giao văn hóa trở thành một từ thông dụng đối với chính phủ các nước trên thế giới, Nhật Bản đã ghi được một thành công ngoạn mục đó là tặng hoa anh đào cho Washington (Mỹ), và khiến thủ đô trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất trên thế giới.

Những cây anh đào đầu tiên được trồng vào năm 1912 ở trung tâm Washington và sau đó là ở mảnh đất càn cỗi Tidal Basin, những món quà tới từ Nhật Bản mỗi năm đã thu hút hơn 1 triệu khách du lịch, những người ham mê vẻ đẹp nổi tiếng ngắn ngủi của những cánh hoa anh đào hồng nhạt. (Ảnh: Getty Images)

Nhật Bản và Mỹ sẽ kỷ niệm 100 năm ngày trồng cây anh đào đầu tiên vào ngày 27/3 tới, tuy nhiên, du khách đã kéo tới chật kín những nơi có hoa anh đào nở sớm do thời tiết ấm lên. (Ảnh: Getty Images)

Người Nhật Bản đã tổ chức các lễ hội hoa anh đào từ nhiều thế kỷ trước, người dân tập trung dưới những cành hoa anh đào nở rộ để tận hưởng không khí trong lành cũng như uống rượu, ăn uống với gia đình, bè bạn. Tuy nhiên, nếu như tới công viên tại Washington bạn sẽ bị cấm sử dụng rượu. (Ảnh: AP)

Nhật Bản tặng những cây anh đào này cho Mỹ cách đây một thế kỷ, như một phần tỏ lòng biết ơn Mỹ đã hòa giải để kết thúc cuộc chiến Nga-Nhật. Tuy nhiên, hoa anh đào đã không nhận được một khởi đầu tốt đẹp ở Washington. Năm 1910, các nhà chức trách Mỹ đã đốt cháy 2.000 cây anh đào đầu tiên do Bộ Nông Nghiệp đặt hàng với lý do chúng sẽ mang theo côn trùng và bệnh tật. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đương thời, Philander C Knox đã gửi thư xin lỗi và bày tỏ sự hối tiếc về quyết định trên tới Đại sứ quán Nhật. (Ảnh: Getty Images)

Hai năm sau đó, Nhật Bản lại gửi sang Mỹ 3.020 cây anh đào mới, cây anh đào đầu tiên được Đệ nhất phu nhân Helen Herron Talf trồng thành công trong một buổi lễ kỷ niệm. Tuy nhiên, Nhật Bản và Mỹ bước vào chiến tranh, "số phận" của những cây anh đào lại lao đao. Năm 1941, bốn cây anh đào bị chặt sau khi Nhật Bản tấn công cảng Pearl. Nhưng người Mỹ đã tổ chức các hoạt động bảo vệ những cây anh đào, vốn được xem lại đại diện của các loài cây "phương Đông" cho tới khi Thế chiến II kết thúc. (Ảnh: AP)

Lễ hội hoa anh đào nhanh chóng được mở rộng từ sau đó. Năm 1965, Nhật Bản lại tặng thêm 3.800 cây anh đào nữa. Ann McClellan, tác giả của cuốn "The Cherry Blossom Festival: Sakura Celebration" từng nói rằng du khách tới Washington thường nhớ tới ảnh hưởng của người Nhật nhưng những cái cây cũng thường mang một "thông điệp bao trùm".  (Ảnh: AP)

Hoa anh đào nở ở Đài tưởng niệm Jefferson (Ảnh: Getty Images)

Bức tượng Winfield Scott được nhìn qua những cánh hoa anh đào gần Scott Circle (Ảnh: Getty Images)


Khách du lịch bước bộ dưới những cây anh đào nở rộ gần Đài tưởng niệm Martin Luther King. (Ảnh: Reuters)


Một người phụ nữ chụp ảnh hoa anh đào ở Tidal Basin. (Ảnh: Reuters)


Những cánh hoa anh đào bên Washington Monument (Ảnh: EPA)

Sầm Hoa (Theo Telegraph)