Trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, Nhật đã phái một nhóm tàu ngầm bao vây Oahu và đánh chìm các tàu có ý định chạy trốn.

{keywords}

Tàu ngầm mẹ mang theo tàu ngầm bỏ túi

Năm trong số các tàu ngầm của Nhật mang theo các "tàu ngầm bỏ túi" tối mật. Các tàu ngầm bỏ túi này đều được trang bị hai ngư lôi, mang theo hai thủy thủ. Nó có nhiệm vụ chọc sâu vào trong cảng khi trời tối và sau đó tiến hành các vụ tấn công. Các tàu ngầm nhỏ sẽ nổi lên mặt nước và phóng ngư lôi cùng lúc cuộc tấn công ở trên không diễn ra. Sau đó, các tàu ngầm bỏ túi sẽ lại lặn xuống và thoát khỏi cảng, đoàn tụ với "tàu ngầm mẹ" vào tối 7/12.

{keywords}

Thiết kế của tàu ngầm bỏ túi

Trong khi các cuộc tấn công trên không thành công thì các tàu ngầm bỏ túi lại không hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ có một chiếc vào sâu bên trong cảng nhưng nó mau chóng bị chìm trong cuộc tấn công vào buổi sáng hôm đó. 

{keywords}

Tàu ngầm bị dạt lên bờ biển

Một tàu ngầm bỏ túi khác bị dạt lên bờ vào sáng 8/12 và các thủy thủ bên trong đã bị bắt sống. Chiếc tàu ngầm thứ 3 đã bị tàu khu trục USS Ward của Mỹ đánh chìm. Hai tàu ngầm khác biến mất và mãi tới năm 1951 và 1960 mới tìm thấy ở vùng nước cạn dẫn vào Trân Châu Cảng.

{keywords}

Tàu ngầm bỏ túi của Nhật được Mỹ trục vớt

Loại tàu ngầm bỏ túi mà Nhật dùng trong tấn công Trân Châu Cảng là loại A ko-hyoteki. Tàu ngầm loại A ko-hyoteki dài 23,9m, ngang 1,85m ở đoạn rộng nhất và cao nhất là 3,1m. 

{keywords}

Tàu ngầm được ráp từ 3 mảnh

Đây là loại tàu ngầm đơn thân, được ghép từ 3 phần. Hình dáng cơ bản của tàu ngầm này là tròn, trừ phần mũi. Mũi tàu có hình oval, chức năng chính là chứa hai quả ngư lôi và những bộ phận cần thiết để phóng ngư lôi.

{keywords}

Tàu ngầm bỏ túi bị quân Mỹ đánh chìm trong Trân Châu Cảng

Hoài Linh