Cơ quan an ninh Đức còn tổ chức các đơn vị đặc nhiệm chuyên tiến hành các hoạt động khủng bố, biệt kích và tình báo trong hậu phương của Hồng quân. Tính chung, trên mặt trận phía đông, quân Đức có 4 tổ chức an ninh khu vực với 130 đội thám báo, thành lập gần 660 trường huấn luyện chuyên đào tạo gián điệp.

Trong vùng lãnh thổ Liên Xô bị chiếm đóng, an ninh Đức ráo riết tiến hành tìm kiếm, vô hiệu hoá các tình báo viên Xô-viết, các chiến sĩ hoạt động bí mật; khủng bố những người có ác cảm với Đức Quốc xã; đẩy mạnh các hoạt động chống du kích và hoạt động phản gián.

An ninh Đức còn tổ chức ra các phân đội phản gián người địa phương, cài cắm điệp viên vào các đơn vị Hồng quân. Nhiều gián điệp Đức cải trang thành chiến sĩ Hồng quân, được trang bị vũ khí Liên Xô và các giấy tờ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biệt kích phá hoại.

Trước tình hình đó, nhằm đưa nhiệm vụ phản gián quân sự sát với các yêu cầu của mặt trận, trên cơ sở Cục Đặc biệt của Bộ Dân uỷ Nội vụ (NKVD), ngày 19/4/1942, Hội đồng Quốc phòng Liên Xô quyết định thành lập Tổng cục Phản gián (SMERSH/Tổng cục 3) thuộc Bộ Dân uỷ Quốc phòng.

{keywords}
Một số thành viên của SMERSH. Ảnh: Collectingsoviethistory

SMERSH trong tiếng Nga, là viết tắt của cụm từ “Cái chết dành cho những kẻ làm gián điệp”, có chức năng phản gián và kiểm soát quân đội; được quyền bắt giam không cần xét xử và trong một số trường hợp có thể xử bắn tại chỗ những gián điệp Đức và những kẻ phản bội. Trên mặt trận, chỉ huy các cấp của Tổng cục 3 chịu quyền chỉ huy của các chính uỷ.

Cho đến tháng 2/1944, chỉ riêng Ban 4 của Tổng cục 3 (Ban phản gián) đã cài cắm được 75 tình báo viên Xô-viết vào các trung tâm huấn luyện và các cơ quan an ninh-tình báo Đức, trong đó 38 người trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Từ hậu phương địch, các điệp viên nắm được thông tin về 359 gián điệp chính thức của Đức và 978 mật thám, biệt kích đã được tung vào hàng ngũ của Hồng quân. Nhờ nỗ lực của các cơ quan phản gián, 85 gián điệp đã bị bắt, trong đó 5 gián điệp buộc phải ở lại làm việc cho cơ quan phản gián Hồng quân theo kiểu "gián điệp đôi".

Mặt khác, SMERSH đã tung vào hậu phương địch 345 điệp viên mặt trận (trong đó có 50 tình báo viên của Đức bị tuyển mộ), có 102 người trở lại sau khi hoàn thành nhiệm; 57 cơ quan tình báo Đức bị cài cắm người của SMERSH; 69 tình báo viên của Đức bị tuyển mộ, trong số đó 29 người chạy sang hàng ngũ an ninh Liên Xô, số còn lại vẫn hoạt động trong các trung tâm huấn luyện tình báo của Đức.

Trên cơ sở thông tin từ các tình báo viên trở về từ hậu phương địch, cơ quan phản gián Hồng quân đã phát hiện 620 điệp viên chính thức và 1.103 điệp viên khác của tình báo đối phương. Trong số các điệp viên bị phát hiện, một số điệp viên được tuyển mộ rồi được giao nhiệm vụ luồn sâu vào binh đoàn mang tên Đội quân giải phóng Nga của viên tướng đào ngũ Vlasov để phân hoá.

Nhờ đó, một số đơn vị của đội quân này đã trở về hàng ngũ của Hồng quân, gồm 1.202 người.

Trong các năm 1943-1944, SMERSH làm rất tốt nhiệm vụ thu thập tin tức về các cơ quan tình báo và trung tâm huấn luyện của đối phương và cài cắm người của mình vào đó; bắt cóc các sĩ quan chủ chốt, các điệp viên và nhân viên làm việc cho Đức Quốc xã; tung vào hậu phương Đức các nhóm điệp viên Liên Xô.

Chỉ tính 10 tháng năm 1943, trong hậu phương quân Đức đã có 7 nhóm điệp viên gồm 44 người trực thuộc Tổng cục Phản gián quân sự. Trong thời gian hoạt động trên lãnh thổ địch, họ đã lôi kéo được 68 người làm việc cho cơ quan phản gián Xô-viết, chỉ có 4 người hy sinh.

Từ tháng Giêng năm 1943 đến đầu tháng 10 năm 1944, 10 nhóm khác được tung vào hậu phương địch. Họ tuyển mộ được 142 người làm việc cho Hồng quân, cài cắm được 6 điệp viên vào các cơ quan tình báo Đức.

Trong các năm 1944-1945, các sĩ quan SMERSH đã vô hiệu hóa hoạt động của các cơ quan mật vụ Đức trên tất cả các hướng. Đặc biệt, họ sử dụng hiệu quả “Trò chơi điện tử” bằng cách sử dụng các điệp viên của Đức bị tuyển mộ và phát đi các bản tin đã được chuẩn bị khéo léo để đánh lừa quân Đức.

SMERSH còn tham gia thanh lọc tù binh với quy mô và phạm vi chưa từng có trong lịch sử hoạt động của các cơ quan an ninh trên thế giới. Thông qua mạng lưới kiểm tra đặc biệt, SMERSH đã kiểm tra trên 4 triệu tù binh. Hàng chục nghìn tội phạm chiến tranh và gián điệp cài trong số tù binh bị lật tẩy và bị trừng phạt đích đáng.

Những thông tin tình báo có giá trị khai thác được qua tù binh Đức đã góp phần đáng kể làm nên thắng lợi trong các trận đánh của Hồng quân. Chiến tranh kết thúc, cơ quan phản gián quân sự SMERSH hoàn thành sứ mạng lịch sử và được giải thể. 

Nguyên Phong

Nhà cầm quân hàng đầu của quân đội Liên Xô

Nhà cầm quân hàng đầu của quân đội Liên Xô

Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941-1945) đã sản sinh ra hàng loạt thống soái, tướng lĩnh xuất sắc.

Liên Xô 'lỡ' cơ hội giải thoát nhà tình báo lừng danh ở Nhật?

Liên Xô 'lỡ' cơ hội giải thoát nhà tình báo lừng danh ở Nhật?

Việc các nước tìm cách giải thoát hay trao đổi những điệp viên đã bị lộ là việc bình thường trong thế giới tình báo.