{keywords}
 

Pol Pot giữ chức Thủ tướng Campuchia từ năm 1976 - 1979 nhưng nắm quyền không chính thức từ giữa năm 1975. Chỉ trong vòng 4 năm cầm quyền, chế độ của Pol Pot đã tiến hành các vụ thảm sát kinh hoàng, giết hại ước tính tới gần 3 triệu người ở Campuchia. Ảnh: AP

{keywords}
 

Theo CNN, Pol Pot ôm mộng tạo ra một xã hội nông nghiệp không tưởng, trong đó tiền, quan hệ gia đình, tôn giáo, giáo dục, sở hữu tài sản và ảnh hưởng nước ngoài không tồn tại. Để thực hiện tham vọng của mình, vài ngày sau khi tiếp quản Phnom Penh, chính quyền Pol Pot đã buộc 2 triệu người phải rời khỏi thủ đô và các thành phố để đến các vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Bussiness Insider

{keywords}
 

Tại các công trường lao động khổ sai ở những vùng nông thôn, người dân phải tự đào hố chôn mình vì có thể bị xử tử vì bị nghi là phản động, gián điệp hay đơn giản bị cuốc bổ vào đầu chỉ vì bị coi là lười lao động hay bị bỏ đói. Trong ảnh là một hố chôn người tập thể được khai quật ở Campuchia sau ngày giải phóng 7/1/1979. Ảnh: Ibtimes

{keywords}
 

Binh lính Khmer Đỏ. Ảnh: DPA

{keywords}
 

Một phụ nữ than khóc cạnh thi thể người thân bị lính Khmer Đỏ giết hại tại Phnom Penh. Ảnh: Ibtimes

{keywords}
 

Một trong những bức ảnh tố cáo tội ác chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Ảnh: TTXVN

{keywords}
 

Hộp sọ và xương cốt của các nạn nhân chế độ diệt chủng Pol Pot tại Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh. Ảnh: News Limited

{keywords}
 

Sọ người chất thành đống tại Bảo tàng Nhà tù Tuol Sleng ở thủ đô Phnom Penh. Phần lớn trẻ thất lạc trong thảm họa diệt chủng không thể tìm lại gia đình hay biết tung tích người thân. Nhiều thập niên sau thảm kịch, hàng vạn người vẫn đau đáu về số phận cha, mẹ và anh, chị, em. Ảnh: CNN

{keywords}
 

Một cậu bé Campuchia đứng cạnh xương cốt của những nạn nhân chế độ diệt chủng Pol Pot ở tỉnh Kandal. Ảnh: AP

{keywords}
 

Rất nhiều trẻ em đã bị giết hại dưới thời Pol Pot cầm quyền. Trong ảnh trên, một nữ sinh đang ngắm nhìn ảnh chân dung của các nạn nhân thiệt mạng vì Khmer Đỏ tại Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh. Ảnh: News Corp Australia

{keywords}
 

Cây hành quyết, nơi Khmer Đỏ trói những đứa trẻ và đánh tới khi chúng chết. Người dân Campuchia lưu giữ những dấu tích của thảm họa diệt chủng Pol Pot để nhắc nhở thế hệ sau về 4 năm đau thương tột cùng. Ảnh: CNN

{keywords}
 

Xương nạn nhân tại khu tưởng niệm ở tỉnh Kandal. Theary Seng, một luật sư nhân quyền mất cha, mẹ trong chế độ diệt chủng, mô tả Campuchia là “vùng đất của những đứa trẻ mồ côi". Những vết sẹo thời Khmer Đỏ vẫn hằn sâu trên đất nước Campuchia hiện đại. Ảnh: CNN

{keywords}
 

Ngày 30/4/1977, quân Pol Pot đánh vào 14/16 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang, tàn phá các bản làng, trường học, cơ sở sản xuất của ta, bắn pháo vào những nơi đông dân cư ở sát biên giới và vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: TTXVN

{keywords}
 

Những người Việt bị quân Pol Pot sát hại. Ảnh: TTXVN

{keywords}
 

Ngày 7/1/1979, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia đã tiến về Phnom Penh, cùng với Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia và các lực lượng cách mạng tại chỗ lật đổ chính phủ phản động, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng, xây dựng một đất nước Campuchia hòa bình, thịnh vượng, phát triển đến ngày nay. Ảnh: TTXVN

Tuấn Anh