Vì sao đập Tam Hiệp lại thu hút sự chú ý của dư luận khắp nơi như vậy? Tạp chí Interesting Engineering nêu một số thực tế về công trình siêu khủng này:

{keywords}
Đập Tam Hiệp xả nước. Ảnh: Xinhua

Quy mô khổng lồ

Mặc dù một số người tuyên bố đập Tam Hiệp có thể quan sát từ vũ trụ nhưng thực tế không phải như vậy. Tuy nhiên, phải thừa nhận quy mô của công trình rất lớn, và hiện nó vẫn là con đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Được làm bằng thép và bê tông, đập Tam Hiệp dài hơn 2,3km và cao 183m.

Các kỹ sư cần đến 510.000 tấn thép để xây đập. Để so sánh, với lượng thép khổng lồ này, người ta có thể xây được 60 tháp Eiffel (của Pháp).

Ba mục đích chính

Dù đập Tam Hiệp nhận được nhiều ý kiến tiêu cực nhưng phải thừa nhận công trình thủy điện này cũng có một số lợi ích nổi bật.

Đập được thiết kế phục vụ 3 mục đích chính: kiểm soát lũ lụt, sản xuất điện và cải thiện giao thông. Một số người tin rằng, mục đích sau cùng là lợi ích lớn nhất mà con đập mang lại.

Cơn khát điện

Đập Tam Hiệp cung cấp năng lượng cho hàng triệu người, sử dụng 34 máy phát cực lớn. Nó tương đương với một nhà máy điện đốt 25 triệu tấn dầu thô hoặc 50 triệu tấn than.

Trì hoãn ngay từ khi khởi công

Kể từ khi được thông báo xây dựng năm 1994, con đập gây nhiều tranh cãi và nhiều lần bị trì hoãn.

Ban đầu, đập được dự kiến hoàn thành vào năm 2008, nhưng tình trạng đội chi phí, quan ngại về môi trường, nạn tham nhũng và vấn đề tái định cư khiến dự án bị chậm, đôi lúc tạm dừng. Với nhiều người địa phương, công trình khổng lồ ngày gây hại nhiều hơn mang lại lợi ích.

{keywords}
Ảnh: Michael Gwyther-Jones/Flickr

Ô nhiễm nước

Một trong những tranh cãi nóng bỏng nhất là mức độ thiệt hại mà đập Tam Hiệp gây ra cho môi trường.

Theo nhiều ước tính, 70% lượng nước ngọt của Trung Quốc bị ô nhiễm và con đập càng làm cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn.

Đập được xây trên đỉnh của các cơ sở xử lý chất thải cũ cùng hoạt động khai mỏ. Mỗi năm, khoảng 265 triệu gallon nước thải thô bị lắng xuống dòng Dương Tử.

Cuộc di cư khổng lồ

Khi dự án được xây dựng, 1,2 triệu người đã buộc phải tái định cư hoặc tìm nơi ở mới. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc vẫn đang di dời người dân ra khỏi khu vực, và dự kiến sẽ chuyển đi thêm hàng trăm nghìn người nữa những năm tới đây.

Kiểm soát lũ

Lũ lụt theo mùa lâu nay vẫn là nỗi sợ của nhiều người dân sinh sống dọc bờ Dương Tử. Đây là con sông dài thứ 3 trên thế giới, ngoằn ngoèo uốn lượn 6.357km khắp châu Á.

Đập Tam Hiệp giúp điều tiết nước sông, góp phần bảo vệ hàng triệu ngôi nhà và sinh mạng ở hạ lưu cùng các thành phố trọng yếu sát cạnh như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải. 

Hồ chứa mà đập tạo ra có diện tích bề mặt hơn 1000km2. Công trình thậm chí được cho là có khả năng làm chậm vòng quay của Trái đất, vì khối lượng nước dự trữ trong hồ vô cùng lớn.

Sản xuất điện

Đập Tam Hiệp sản xuất lượng điện nhiều gấp 11 lần so với đập thủy điện Hoover của Mỹ, với công suất lên đến 22.500MW.

{keywords}
Ảnh: International Rivers

Tác động môi trường

Khu vực xung quanh đập Tam Hiệp là nơi cư trú và sinh sống của 6.400 loài thực vật, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn.

Công trình thủy điện này không chỉ ảnh hưởng đến những loài kể trên mà còn tác động tiêu cực đến môi sinh của chúng.

Tình trạng xói mòn của hồ chứa đã gây ra nhiều trận lở đất. Đập lớn đến mức đã tạo ra một vi khí hậu đe dọa hệ sinh thái của khu vực.

Chi phí khủng

Ước tính, tổng chi phí xây dựng đập vào khoảng 25 tỷ USD nhưng một số ý kiến chỉ ra con số này phải lên đến 37 tỷ USD.

Dự án đã gặp nhiều trở ngại vì vốn quá lớn, chưa kể hàng trăm thị trấn và làng mạc bị biến mất.

Thanh Hảo

Đập Tam Hiệp, công trình tham vọng đầy tai tiếng của Trung Quốc

Đập Tam Hiệp, công trình tham vọng đầy tai tiếng của Trung Quốc

Trung Quốc đã tốn nhiều tiền của và công sức để xây dựng cũng như duy trì đập Tam Hiệp, công trình kiến trúc đồ sộ từng được ví như "Vạn Lý Trường Thành thứ 2".

Chắn ngang dòng Dương Tử, đập Tam Hiệp có trụ vững trước lũ lớn?

Chắn ngang dòng Dương Tử, đập Tam Hiệp có trụ vững trước lũ lớn?

Tình hình mưa lũ đang khiến mực nước ở hồ thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc vượt mức báo động, khiến nhiều người lo ngại con đập lớn nhất thế giới bị vỡ ngay trong mùa mưa năm nay.