Ngày 4/5/1970, lực lượng Vệ binh quốc gia Ohio, Mỹ nổ súng vào đoàn biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, làm 4 sinh viên Đại học Kent thiệt mạng, 9 người khác bị thương.

Thảm kịch này là bước ngoặt đối với một quốc gia đang bị chia rẽ bởi cuộc chiến ở Việt Nam, theo History. Về hậu quả tức thời, cuộc biểu tình do sinh viên đi đầu đã khiến các trường cao đẳng, đại học trên toàn nước Mỹ phải đóng cửa tạm thời. Một số nhà phân tích chính trị tin rằng sự kiện xảy ra ở Ohio chứng tỏ dư luận phản đối chiến tranh và nó góp phần vào sự sụp đổ của Tổng thống Richard Nixon.

Cuộc chiến ở Việt Nam

Việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã gây tranh cãi ngay từ lúc mới bắt đầu và đa phần công chúng nước này phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Biểu tình diễn ra trên khắp nước Mỹ vào nửa cuối những năm 1960.

Sở dĩ Tổng thống Richard M.Nixon đắc cử năm 1968 là do ông cam kết chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tới tháng 4/1970, dường như nhà lãnh đạo này đang trên đà thực hiện cam kết tranh cử khi các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Việt Nam giảm dần.

{keywords}
Thảm kịch tàn sát sinh viên phản đối chiến tranh Việt Nam

Tuy nhiên, tới 30/4/1970, Nixon lại cho phép quân Mỹ xâm chiếm Campuchia. Quyết định này gây tranh cãi lớn do Nixon phê chuẩn chiến dịch mà không thông báo cho Ngoại trưởng William Rogers hay Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird.

Các quan chức trên, cùng với công chúng Mỹ chỉ biết về vụ xâm chiếm khi Nixon công khai trên truyền hình hai ngày sau đó. Các thành viên Quốc hội Mỹ buộc tội Tổng thống mở rộng sự can dự của quân Mỹ trái phép khi không nhận được sự đồng ý của các nghị sĩ thông qua bỏ phiếu.

Phản ứng của công chúng với quyết định của Tổng thống Nixon cuối cùng đã dẫn tới những thảm kịch ở Kent, thành phố thuộc bang Ohio.

Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam

Trước khi Tổng thống Nixon có thông báo chính thức về việc xâm chiếm Campuchia, tin đồn về việc Mỹ chiếm Campuchia đã làm bùng lên các cuộc biểu tình tại nhiều trường cao đẳng, đại học khắp nước. Tại Kent, biểu tình bùng nổ từ hôm 1/5.

{keywords}
 

Vào 1/5, hàng trăm sinh viên tập trung ở Commons - không gian giống như công viên ở trung tâm khu trường sở. Một số diễn giả lên tiếng phản đối chiến tranh nói chung, và cụ thể là Tổng thống Nixon.

Đêm 1/5, tại trung tâm Kent, xung đột bạo lực bùng phát giữa sinh viên và cảnh sát địa phương. Cảnh sát cáo buộc rằng, xe họ bị trúng các chai nước và sinh viên đã chặn đường, đốt lửa trên đường phố.

Quân tiếp viện được điều tới từ các khu vực lân cận và Thị trưởng Kent Leroy Satrom tuyên bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu các quán bar trong thành phố đóng cửa. Ông Satrom cũng liên lạc với Thống đốc Ohio James Rhodes để xin hỗ trợ.

Quyết định đóng cửa các quán bar của ông Satrom trên thực tế càng khiến người biểu tình tức giận và số lượng đám đông có mặt trên đường phố càng tăng. Cảnh sát phải dùng hơi cay giải tán đám đông và đẩy người biểu tình trở lại khu trường học.

Vệ binh quốc gia Ohio nổ súng

{keywords}
 

Sau khi thảo luận với các quan chức thành phố khác, ông Satrom đề nghị Thống đốc Rhode điều lực lượng vệ binh quốc gia Ohio tới để làm dịu tình hình.

Vào thời điểm đó, các thành viên đội Vệ binh quốc gia đang làm nhiệm vụ trong vùng nên việc huy động diễn ra nhanh chóng. Khoảng 1.000 lính Vệ binh quốc gia đã có mặt tại trường Kent, khiến nơi này giống như khu chiến sự thay vì trường học.

Ngày 4/5, biểu tình diễn ra, ban đầu mọi việc diễn ra trong hòa bình, các nhà hoạt động phát biểu bất chấp sự hiện diện của vệ binh quốc gia.

Khi nhận được yêu cầu giải tán từ tướng Robert Canterbury thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia, những người biểu tình từ chối và bắt đầu ném gạch đá.

{keywords}
 

Tướng Canterbury yêu cầu các binh sĩ lên đạn, bắn hơi cay vào đám đông. Tiếp đó, các binh sĩ tiến lên, ép người biểu tình xuống sân bóng. Do sân bóng có hàng rào bao bọc, những người lính lọt vào giữa đám đông giận dữ và trở thành mục tiêu của gạch đá.

Binh sĩ phải rút lên đồi và từ đây 28 binh sĩ bất ngờ quay lại, nổ súng. Một số người bắn chỉ thiên, một số chĩa thẳng vào đám đông người biểu tình. Chỉ trong 13 giây, gần 70 viên đạn được bắn ra. Tổng số 4 sinh viên Đại học Kent thiệt mạng, 9 người khác bị thương.

Vụ nổ súng tại Kent sau đó đã trở thành biểu tượng cho sự chia rẽ trong dư luận về chiến tranh nói chung và cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng.

{keywords}
 

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Liên Xô bắn hạ máy bay do thám, vạch trần Mỹ nói dối

Ngày này năm xưa: Liên Xô bắn hạ máy bay do thám, vạch trần Mỹ nói dối

Một cuộc khủng hoảng ngoại giao quốc tế đã bùng phát khi Liên Xô bắn hạ một máy bay do thám U-2 của Mỹ trên không phận nước này và bắt giữ phi công Powers.

Nhìn lại vụ mặt đất dậy sóng bí ẩn, hơn 100 người chết

Nhìn lại vụ mặt đất dậy sóng bí ẩn, hơn 100 người chết

Ngày 28/4/1995, khoảng 7h30 sáng, một tiếng nổ lớn làm rung chuyển mặt đất, lửa phụt lên từ dưới đất cao tới 45m.

Ngày này năm xưa: Chiến dịch cứu con tin thảm bại của Mỹ

Ngày này năm xưa: Chiến dịch cứu con tin thảm bại của Mỹ

Ngày 24/4/1980, chiến dịch quân sự giải cứu 52 con tin Mỹ tại Tehran, Iran kết thúc trong thảm họa. Không con tin nào được cứu và có thêm 8 quân nhân thiệt mạng.

Hơn 1.500 người chết trong thảm kịch ám ảnh nhất thế giới

Hơn 1.500 người chết trong thảm kịch ám ảnh nhất thế giới

Một trong những sự kiện nổi tiếng và đau lòng nhất trong lịch sử, thảm kịch Titanic tới giờ vẫn còn gây ám ảnh dù đã xảy ra 106 năm trước đây.