Rạng sáng 17/4/1961, khoảng 1.500 phần tử Cuba lưu vong, được Mỹ hậu thuẫn và trang bị vũ khí, đã đổ bộ vào Vịnh Con lợn của Cuba với mục đích lật đổ chính quyền non trẻ của nhà cách mạng Fidel Castro. 

Tuy nhiên, cuộc tấn công nhanh chóng bị chính quyền Cuba chặn đứng, đánh dấu sự thất bại thảm hại của một âm mưu xâm lược cả hai đời Tổng thống Mỹ đều theo đuổi. Theo nhiều tài liệu, sự kiện Vịnh Con lợn bắt nguồn từ nỗi ám ảnh của các chính trị gia Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, rằng "Chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế chủ nghĩa đế quốc thống trị thế giới".

Kế hoạch xâm lược Cuba với tên gọi "Chiến dịch Pluto" do Phó tổng thống Mỹ Richard Nixon đề xuất năm tháng 4/1959 (3 tháng sau khi Cách mạng Cuba thành công) và được Tổng thống Dwight D.Eisenhower phê chuẩn tháng 3/1960, rồi giao cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trực tiếp triển khai. Tổng thống kế nhiệm Eisenhower - John F. Kennedy vẫn tiếp tục kế hoạch này sau khi nhậm chức năm 1961 và là người phát lệnh tấn công vào Vịnh Con lợn, miền nam Cuba.

{keywords}
 

Các tài liệu cho biết, tháng 4/1960, CIA bắt đầu tuyển mộ các phần tử Cuba lưu vong ở Miami, bang Florida, Mỹ để huấn luyện. CIA đã trả lương cho mỗi phần tử lưu vong này lên tới 400 USD/tháng, cộng thêm 175 USD/tháng để nuôi vợ con kèm theo.

Lực lượng Cuba lưu vong được CIA chiêu mộ tự đặt tên cho mình là Lữ đoàn 2506. Ban đầu, chúng được CIA đào tạo trên đảo Useppa và một số cơ sở ở Florida, Mỹ. Sau đó, chúng trải qua các đợt huấn luyện chiến tranh du kích đặc biệt tại 2 căn cứ của Mỹ ở Panama và tác chiến trên bộ tại căn cứ JMTrax của CIA ở gần Retalhuleu thuộc vùng duyên hải Guatemala.

Trước khi triển khai cuộc đổ bộ lên bãi biển Playa Giron (Vịnh Con lợn), CIA đã thực hiện một số cuộc oanh tạc bằng máy bay xuống các doanh trại dân quân Cuba ở Bayamo ngày 3/4/1961 và nhà máy đường Hershey ở Mantanzas ngày 6/4/1961. Ngoài ra, một chuyến bay của Hàng không Cuba (Cubana Airliner) cũng bị không tặc và chuyển hướng đến Jacksonville, bang Florida, Mỹ.

Theo kế hoạch ban đầu, Lữ đoàn 2506 sẽ đổ bộ vào ban ngày, ở thành phố biển Trinidad, tây nam Cuba. Song, vì lo sợ đổ bộ ban ngày sẽ làm lộ diện vai trò chủ mưu của Mỹ nên Tổng thống Kennedy đã quyết định thay đổi kế hoạch, cho đổ bộ vào ban đêm tại Vịnh Con lợn.

Năm ngày trước khi Chiến dịch Pluto mở màn, Kennedy vẫn cố tình che đậy âm mưu khi tuyên bố trên báo chí "sẽ không có, dù trong bất cứ điều kiện nào, một sự can thiệp của lực lượng vũ trang Mỹ vào Cuba". Tổng thống Mỹ khăng khăng, Washington "có trách nhiệm bảo đảm rằng không người Mỹ nào có hành động can thiệp vào Cuba" và "vấn đề cơ bản ở Cuba không phải giữa Mỹ - Cuba mà là giữa người Cuba với nhau".

{keywords}
Các phần tử lưu vong Cuba đang nghiên cứu bản đồ chiến dịch tấn công vài ngày trước cuộc đổ bộ. Ảnh: Miami Herald

Ngày 14/4/1961, Lữ đoàn 2506 rời căn cứ huấn luyện Puerto Cabezas ở Nicaragua để đến điểm tập kết ở Retalhuleu, Guatemala. Thời điểm này, chính quyền cách mạng Cuba đã biết về âm mưu tấn công. Do đó, khi phi đội máy bay B-26 đầu tiên của Mỹ bắt đầu đồng loạt ném bom các sân bay Cuba vào ngày 15/4, Cuba đã sẵn sàng đối phó.

{keywords}
Xe tăng của lực lượng vũ trạng Cuba ở gần khu vực Lữ đoàn 2506 đổ bộ vào bãi biển Playa Giron ngày 17/4/1961. Ảnh: Reuters

Nửa đêm 16/4/1961, Chiến dịch Pluto chính thức mở màn với một toán người nhái Mỹ thâm nhập bãi biển Playa Giron và bật tín hiệu dẫn đường cho 6 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 2506 đổ bộ vào hai bãi biển Playa Giron và Playa Larga. Tuy nhiên, 3 giờ sáng ngày 17/4/1961, Chủ tịch Fidel Castro đã nắm rõ về cuộc đổ bộ và ra lệnh phản công ngay lập tức.

{keywords}
Chủ tịch Fidel Castro trò chuyện với các thành viên của Lực lượng vũ trang Cuba gần bãi biển Playa Giron khi xảy ra cuộc đổ bộ Vịnh Con lợn, cách đông nam thủ đô Havana khoảng 150km. Ảnh: Reuters

Ngay sáng hôm sau cuộc đổ bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Dean Rusk đã tổ chức họp báo, tiếp tục nói rằng Mỹ "không can thiệp vào Cuba". Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Adlai Stevenson cũng thẳng thừng bác bỏ thông báo của phái đoàn Cuba về hành động của Mỹ.

{keywords}
Các phần tử lưu vong bị lực lượng cách mạng Cuba bắt giữ. Ảnh: Word Press
{keywords}
Các binh sỹ Cuba thẩm vấn những kẻ bị bắt. Ảnh: Reuters

Sau ba ngày giao tranh ác liệt, lực lượng Cách mạng Cuba cuối cùng đã đập tan âm mưu xâm nhập của Lữ đoàn 2506. Hơn 200 tên trong số 1.500 phần tử Cuba lưu vong bị tiêu diệt. Gần 1.200 tên còn lại bị bắt sống. Cuba tuyên án mỗi kẻ này 30 năm tù giam và bàn giao hầu hết chúng cho phía Mỹ sau 20 năm thương lượng.

{keywords}
Binh sỹ Cuba đứng trên một chiếc máy bay ném bom B-26 của Mỹ bị bắn hạ sau khi cuộc tấn công lật đổ bị ngăn chặn. Ảnh: Reuters
{keywords}
Số vũ khí do Mỹ sản xuất, bị các lực lượng vũ trang Cuba thu giữ sau sự kiện Vịnh Con lợn. Ảnh: Word Press

Về phía Mỹ, ngoài những thiệt hại về vật chất, còn có 4 phi công thiệt mạng sáng ngày 19/4. Sau sự cố, Giám đốc CIA Allen Dulles cùng hai cấp phó Charles P. Cabell và Richard Bissell đều bị cách chức. Nội bộ CIA xáo trộn nghiêm trọng do những báo cáo sai phạm từ vụ Vịnh Con lợn.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Kennedy rốt cuộc phải công khai nhận trách nhiệm về Chiến dịch Pluto và thất bại đi kèm năm 1961. Ảnh: Corbis

Thất bại trong vụ đổ bộ Vịnh Con lợn khiến Mỹ bị bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế. Nó cũng là bài học đau đớn cho Washington vì dám coi thường, đánh giá quá thấp lực lượng Cách mạng Cuba.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Vụ ám sát tổng thống rúng động nước Mỹ

Ngày này năm xưa: Vụ ám sát tổng thống rúng động nước Mỹ

Ngày 14/4/1865, Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Mỹ, bị bắn trọng thương vào đầu trong khi đang cùng vợ xem kịch tại rạp hát. 

Ngày này năm xưa: Thảm họa chìm phà làm hàng trăm học sinh tử nạn

Ngày này năm xưa: Thảm họa chìm phà làm hàng trăm học sinh tử nạn

Hơn 300 người thiệt mạng, 9 người mất tích, vụ chìm phà Sewol là tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất ở Hàn Quốc

Hơn 1.500 người chết trong thảm kịch ám ảnh nhất thế giới

Hơn 1.500 người chết trong thảm kịch ám ảnh nhất thế giới

Một trong những sự kiện nổi tiếng và đau lòng nhất trong lịch sử, thảm kịch Titanic tới giờ vẫn còn gây ám ảnh dù đã xảy ra 106 năm trước đây.

Ngày này năm xưa: Người Liên Xô lập kỳ tích chấn động lịch sử thế giới

Ngày này năm xưa: Người Liên Xô lập kỳ tích chấn động lịch sử thế giới

Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian, đánh dấu bước tiến vượt bậc của chương trình hàng không vũ trụ Liên Xô.

Ngày này năm xưa: Thế giới sốc trước tai nạn đường thủy kép thảm khốc

Ngày này năm xưa: Thế giới sốc trước tai nạn đường thủy kép thảm khốc

Cả thế giới chấn động trước thảm kịch kép chưa từng thấy: hai vụ tai nạn tàu xảy ra riêng rẽ ở hai khu vực khác nhau trên thế giới, trong cùng ngày, đã giết chết gần 400 người.

Tình tiết ly kỳ vụ xử gián điệp chấn động lịch sử Mỹ

Tình tiết ly kỳ vụ xử gián điệp chấn động lịch sử Mỹ

Julius và Ethel Rosenberg là những công dân Mỹ đầu tiên và cũng là cuối cùng bị chính phủ nước này xử tử vì tội hoạt động gián điệp kể từ 1953 tới nay.