Cuộc không kích đã trở thành biểu tượng của chiến dịch "ném bom khủng bố" chống lại nước Đức, một trong những hành động gây tranh cãi nhất của quân Đồng minh trong Thế chiến II, theo trang Britannica.

{keywords}
Ảnh: Spiegel.de

Trong suốt cuộc chiến, Thủ tướng Anh khi đó Winston Churchill đã kêu gọi tăng cường các cuộc không kích nhằm vào các trung tâm dân cư của Đức nhằm vô hiệu hóa chính quyền Đức và các dịch vụ, dặc biệt là giao thông. Khi lực lượng Đồng minh bao vây Đức Quốc xã vào năm 1945, các mục tiêu như vậy đã trở nên khả thi hơn nhờ những ưu thế trên không và kỹ thuật điều hướng của lực lượng ném bom Anh - Mỹ đã được cải tiến.

{keywords}
Ảnh: Spiegel.de

Trước Thế chiến II, Dresden được mệnh danh là "Florence trên Elbe" và được coi là một trong những thành phố xinh đẹp nhất thế giới nhờ những di sản nghệ thuật và kiến trúc.

{keywords}
Ảnh: Spiegel.de

Đêm 13/2, hàng trăm máy bay ném bom của Anh đã thả khoảng 2.700 tấn bom, trong đó có nhiều quả bom gây cháy, xuống thành phố Dresden. Ngày hôm sau, Mỹ lại thả thêm 400 tấn bom nữa và tiến hành một cuộc không kích khác với 210 oanh tạc cơ được triển khai vào ngày 15/2. Ước tính, khoảng 25.000 - 35.000 dân thường tại Dresden đã thiệt mạng trong các cuộc không kích. Hầu hết các nạn nhân đều là phụ nữ, người già và trẻ em.

{keywords}
Ảnh: Spiegel.de

Sau chiến tranh, giới chức Đức và Liên Xô đã tính tới chuyện san phẳng đống đổ nát của Dresden để xây dựng lại toàn bộ thành phố. Tuy nhiên, các lãnh đạo địa phương chỉ đồng ý tái thiết trung tâm thành phố và xây dựng các công trình hiện đại hơn ở bên ngoài.

{keywords}
Ảnh: Spiegel.de

Sau này, Dresden được tái thiết lần nữa và khôi phục gần như hoàn toàn vẻ tráng lệ từng có.

{keywords}
Ảnh: Spiegel.de

Mặc dù quân đội Anh và Mỹ thanh minh chiến dịch ném bom hủy diệt Dresden là cần thiết nhưng có quan điểm cho rằng đó là một tội ác chiến tranh.

Sầm Hoa