Cách đây đúng 46 năm, các thành viên thuộc nhóm khủng bố Black September (Tháng Chín Đen) đã tiến hành một vụ bắt cóc, rồi giết hại các vận động viên đang tham gia Thế vận hội Olympic ở Munich, Đức. 

Cho đến nay, đây vẫn là một trong những sự cố kinh hoàng nhất trong lịch sử thể thao thế giới. Black September là nhóm khủng bố gốc Palestine, do một vài người sống sót sau sự kiện "10 ngày tháng Chín khủng khiếp" (cuộc chiến chống lại Jordan vì một vùng đất tự trị cho người Palestine) thành lập năm 1970.

{keywords}
Một tên khủng bố Black September trong tòa nhà lưu trú của đoàn Israel tại làng Olympic tại Munich, Đức. Ảnh: CNN

Lúc khoảng 4h25 ngày 5/9/1972, 8 thành viên Black September, diện đồ thể thao của các quốc gia Ảrập và mang theo những chiếc túi đựng súng, nhảy qua hàng rào bao quanh làng Olympic ở Munich, Đức để vào bên trong. Mặc dù các bảo vệ nhìn thấy tất cả, nhưng họ chẳng mấy lưu tâm do các vận động viên thường nhảy qua hàng rào để trở về phòng của họ trong thời gian diễn ra thế vận hội.

{keywords}
Cận cảnh căn phòng nơi huấn luyện viên và vận động viên Israel bị khủng bố bắn chết. Ảnh: AP

Sau khi thay đồ ngụy trang, những kẻ khủng bố mang theo súng máy đột nhập vào các phòng của 21 vận động viên và quan chức thể thao Israel. Vấp phải sự chống cự quyết liệt, chúng đã bắn chết tại chỗ huấn luyện viên môn vật Moshe Weinberg và vận động viên cử tạ Joseph Romano.

Yossef Gutfreund, trọng tài môn đấu vật đã may mắn cầm chân được những kẻ tấn công, tạo điều kiện cho đồng nghiệp Tuvia Sokolovsky nhảy qua cửa sổ thoát nạn. Tuy nhiên, bọn khủng bố rốt cuộc vẫn bắt cóc được 9 con tin.

{keywords}
Nhà chức trách Đức tìm cách đàm phán với bọn khủng bố bên ngoài tòa nhà ở làng Olympic. Ảnh: CNN

Sau khi vụ khủng bố nổ ra, chính phủ Đức đã nhanh chóng thành lập ban xử lý tình trạng khẩn cấp ngay tại thành phố Munich. Trong cuộc đàm phán sơ bộ, bọn khủng bố đòi Israel phải thả 234 tù nhân gốc Arập và Đức phải trả tự do cho các thành viên thuộc tổ chức khủng bố Baader Meinhof trước 12h trưa. Cả hai yêu sách này đều bị từ chối thẳng thừng.

{keywords}
Cảnh sát đặc nhiệm Đức mặc đồ thể thao tiếp cận tòa nhà đang nhốt giữ con tin. Ảnh: Evening Standard

Thủ tướng Israel lúc bấy giờ là bà Golda Meir khẳng định, trong bất cứ tình huống nào, chính phủ Israel cũng không đáp ứng yêu cầu của bọn khủng bố. Bà Meir ra lệnh cho lực lượng đặc nhiệm thuộc Cơ quan tình báo Israel (Mosad) sẵn sàng hành động giải cứu con tin.

Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Đức Willy Brandt không chấp nhận cho Mosad trực tiếp ra tay với lí do việc đó vi phạm hiến pháp nước này. Vì vậy, Israel chỉ cử Giám đốc Mosad Zamir và một chuyên gia đàm phán con tin bay tới Đức, tham gia ban xử lý tình trạng khẩn cấp ở Munich.

Ủy ban Olimpic quốc tế (IOC) đã cử Ahmed De Tuni, ủy viên thường trực IOC đến từ Ai Cập đàm phán với bọn khủng bố. Ông De Tuni cam kết sẽ đảm bảo cho các thành viên Black September rời Đức an toàn cùng một khoản tiền chuộc lớn, nếu chúng trao trả các con tin. Song, bọn khủng bố khước từ đề nghị này.

{keywords}
Nhà chức trách Đức chấp nhận cấp trực thăng chở bọn khủng bố và con tin. Ảnh: History.com

Cuộc đàm phán kéo dài đến hơn 8h tối ngày 5/9/1972 mới đạt được một thỏa thuận. Theo đó người Đức phải cung cấp 2 chiếc trực thăng để nhóm khủng bố cùng con tin di chuyển từ làng Olympic đến sân bay quân sự ở Firstenfeldbruck. Tiếp đó, bọn khủng bố dự định sẽ đến một sân bay khác để tới Cairo, Ai Cập. Song, chính phủ Ai Cập đã từ chối cho các trực thăng nói trên quá cảnh ở lãnh thổ của họ.

Nhà chức trách Đức đã lên kế hoạch phục kích, giải cứu con tin khi bọn khủng bố đổi sang phi cơ chở khách tại sân bay Firstenfeldbruck, bằng cách điều 5 lính bắn tỉa cắm chốt quanh đường băng và cảnh sát trà trộn vào phi hành đoàn. Tuy nhiên, kế hoạch nhanh chóng bị đổ bể. Ngoài việc lực lượng bắn tỉa quá ít so với số lượng tên khủng bố, các thành viên của tổ lái phi cơ chở khách, vì quá lo lắng chuyện thiếu kinh nghiệm chống khủng bố, đã từ chối nhiệm vụ và rời khỏi máy bay trước khi kế hoạch bắt đầu.

{keywords}
Ảnh: CNN

Tuy nhiên, Đức vẫn xúc tiến cuộc tấn công giải cứu con tin như kế hoạch ban đầu. 3 tên khủng bố bị tiêu diệt trong loạt bắn đầu tiên, nhưng những kẻ còn lại vẫn sống sót. Dưới sự yểm trợ của 2 đồng phạm, một tên khủng bố rút khỏi chiếc trực thăng thứ nhất trước khi ném lựu đạn lên đó, giết chết cả 4 con tin đang bị trói bên trong.

Một tên khủng bố khác nã súng máy vào chiếc trực thăng thứ hai, giết chết cả 5 con tin còn lại. Chiến dịch giải cứu con tin thất bại hoàn toàn.

{keywords}
Ảnh: CNN

Phải 45 phút sau khi xảy ra đọ súng, lực lượng chi viện Đức mới tới được hiện trường, do báo giới và người dân tò mò ùn ùn kéo đến xem, làm tắc nghẽn đường cao tốc dẫn đến sân bay Firstenfeldbruck.

{keywords}
Hình ảnh 11 vận động viên Israel bị bọn khủng bố bắt cóc rồi giết chết. Ảnh: History.com

Rốt cuộc, có tổng cộng 17 người thiệt mạng trong sự cố, bao gồm một cảnh sát Đức, 11 vận động viên và huấn luyện viên Israel cũng như 5 tên khủng bố. Ba trong số các tên khủng bố còn sống sót bị bắt giam, nhưng được trả tự do một tháng sau đó khi tổ chức khủng bố chiếm quyền kiểm soát chiếc máy bay chở khách Lufthansa 727 rồi đòi thả chúng.

{keywords}
Ảnh: Time

Olympic Munich 1972 bị gián đoạn một thời gian vì vụ thảm sát nói trên và chỉ tái khởi động sau lễ an táng các nạn nhân. Cảnh sát Đức cũng bị chỉ trích nặng nề vì không đảm bảo an ninh cho Thế vận hội.

Vài ngày sau thảm kịch kinh hoàng, Israel đã trả đũa bằng các vụ không kích chống Syria và Lebanon, khiến 66 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Ngoài ra, Israel cũng cử các đội ám sát săn lùng thành viên nhóm Black September, đồng thời cho binh lính tràn qua biên giới Lebanon, châm ngòi nổ cho cuộc xung đột đẫm máu nhất kể từ sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày 29/8/2005, siêu bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ, tàn phá 5 bang ven Vịnh Mexico và gây ra thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử nước này.

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày 27/8/1896 ghi dấu cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trong lịch sử thế giới, chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 38 phút giữa Anh và Zanzibar.

Ngày này năm xưa: Kỳ án thiếu nữ bị bắt cóc, ép làm nô lệ tình dục

Ngày này năm xưa: Kỳ án thiếu nữ bị bắt cóc, ép làm nô lệ tình dục

Ngày 23/8/2006, Natascha Kampusch, 18 tuổi rốt cuộc cũng tìm được cách trốn khỏi kẻ đã bắt cóc rồi giam cầm cô làm nô lệ tình dục suốt hơn 8 năm trước đó.

Ngày này năm xưa: Vụ trộm tranh quý táo tợn nhất thế kỷ 20

Ngày này năm xưa: Vụ trộm tranh quý táo tợn nhất thế kỷ 20

Ngày 21/8/1911, bức họa Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci bị đánh cắp khỏi bảo tàng Louvre, Pháp. Đây được coi là vụ trộm tranh quý táo tợn nhất thế kỷ 20.

Ngày này năm xưa: Ám ảnh trận lụt khủng khiếp nhất thế kỷ 20

Ngày này năm xưa: Ám ảnh trận lụt khủng khiếp nhất thế kỷ 20

Ngày 18/8/1931, nước sông Dương Tử của Trung Quốc dâng cao đỉnh điểm, làm vỡ đê, góp phần gây ra thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất thế kỷ 20.

Ngày này năm xưa: Liên Xô thử bom khinh khí

Ngày này năm xưa: Liên Xô thử bom khinh khí

Chiến tranh Lạnh nhanh chóng leo thang sau khi Liên Xô thừa nhận đã thử nghiệm thành công quả bom khinh khí đầu tiên của nước này.

Sự thật vụ Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc

Sự thật vụ Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc

Hơn 30 năm sau, tài liệu giải mật của Nhật mới làm sáng tỏ vụ Không quân Liên Xô bắn hạ máy bay Hàn Quốc, chở theo 269 người xâm phạm không phận ngày 1/9/1983.