Vụ thảm sát ngày 13/3/1996 đã đi vào lịch sử nước Anh bởi tính chất dã man và tàn bạo của nó, khiến các nhà chức trách nước này ban hành lệnh cấm sở hữu súng ngắn.

Hung thủ Thomas Hamilton khi đó 43 tuổi, là người ở địa phương. Ngày gây án, hắn lái xe vào bãi đỗ của trường lúc khoảng 9h30 sáng rồi cắt hết các đường dây điện thoại cố định để nạn nhân không thể liên lạc với cảnh sát.

{keywords}
Học sinh lớp 1 Tiểu học Dunblane và cô giáo - 29 nạn nhân của vụ thảm sát.

Đội mũ che mắt và bịt tai, hắn xông vào phòng thể dục của trường Dunblane, nơi có 29 em học sinh lớp 1 đang học thể dục với giáo viên Gwenne Mayor. Hamilton xả đạn liên tục từ 4 khẩu súng trên tay, giết chết 16 đứa trẻ, khiến 12 em bị thương nặng và chỉ duy nhất một học sinh may mắn chạy thoát. Cô giáo Gwenne bị bắn chết tại chỗ khi đang cố lấy thân mình che chắn cho học trò.

{keywords}

Các nạn nhân trong cuộc xả súng của kẻ sát nhân Thomas Hamilton.

Một người lớn và một học sinh từ bên ngoài cố ghé mắt vào phòng thể dục xem có chuyện gì liền bị Hamilton nổ súng. Sau đó, hắn rời phòng, bắn về phía thư viện và bước vào một lớp học di động, nơi học sinh đang nằm trên sàn theo hướng dẫn của giáo viên. Hamilton quay lại phòng thể dục, bỏ súng xuống, chọn một khẩu khác rồi tự bắn mình.

Động cơ của kẻ thảm sát đến nay vẫn là điều bí ẩn.

{keywords}
Chân dung kẻ sát nhân Thomas Hamilton.

Hamilton, sinh năm 1953, là trợ lý cho một huynh trưởng hướng đạo sinh ở tuổi 20 nhưng sớm bị nghi ngờ về hành xử với các bé trai. Vì bị nhiều than phiền, hắn bị đuổi khỏi hội nên rất tức giận. Hamilton liên tục xin ở lại và viết nhiều thư phản đối gửi tới các nhà chức trách, cho rằng mình bị hại.

Cùng khoảng thời gian này, hắn sưu tập súng và tổ chức các câu lạc bộ nam sinh tập luyện các môn thể thao, bắn súng và gym. Lúc đầu rất đông học viên tham gia nhưng cư xử lạ lùng của Hamilton làm cho phụ huynh và con em họ xa lánh dần, khiến các câu lạc bộ phải đóng cửa. Có một số thông tin cho rằng Hamilton xin làm tình nguyện viên của trường tiểu học Dunblane nhưng bị từ chối.

Sau vụ thảm sát, cư dân ở Dunblane đã mở chiến dịch Snowdrop (Hoa giọt tuyết - loại hoa nở vào thời điểm đó) để đòi chính phủ sửa đổi luật dùng súng. Hơn 750.000 người đã ký vào đơn và một bức thư của người mẹ mất con đã được hai tờ báo lớn đăng tải.

{keywords}
Tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Dunblance năm 1996.

Vào tháng 2/1997, Quốc hội đã thông qua luật cấm sở hữu tư nhân đối với các loại súng ngắn cỡ nòng trên 22, và đến tháng 11/1997, lệnh cấm áp dụng cho tất cả các loại súng ngắn. Bên cạnh đó, các yêu cầu an ninh đối với các câu lạc bộ bắn súng cũng được mở rộng.

Thanh Hảo