Ngay sau khi trở thành Hoàng đế La Mã vào năm 46 trước Công nguyên (TCN), Julius Caesar đã quyết định phải cải cách lịch La Mã truyền thống, bởi ông phát hiện rất nhiều bất cập trong cách tính và sử dụng lịch này.

{keywords}
 

Lịch La Mã cổ ra đời từ khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, dựa trên hệ thống âm lịch do người Hy Lạp sử dụng. Dù cố gắng tuân theo chu kỳ mặt trăng, nhưng lịch thường xuyên bị lệch với các mùa trong thực tế và đòi hỏi phải được chỉnh sửa thường xuyên.

Lịch La Mã cổ cũng chọn ngày bắt đầu năm mới vào 25/3 (ngày Xuân phân) hàng năm. Song, ngày này không phải là thời điểm thu hoạch vụ mùa hay tiết trời đặc biệt nào, mà chỉ là ngày ghi dấu các nguyên lão trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong Viện Nguyên lão (Thượng viện) của đế quốc La Mã.

Hơn thế nữa, trước đây, mỗi hoàng đế La Mã lên trị vì thường đặt thêm tên khác cho tháng. Ví dụ tháng Chín từng được gọi là Germanucus, Antonius hay Tacitus; tháng Mười Một còn gọi là Domitianus, Faustinus hay Romanus. Ngoài ra, các thành viên trong hội đồng quản lý lịch cũng hay lợi dụng chức vụ để thêm ngày vào lịch nhằm kéo dài thời gian các nhiệm kỳ hoặc can thiệp vào các cuộc bầu cử.

{keywords}
Julius Caesar là vị hoàng đế đầu tiên và cũng được coi là vĩ đại bậc nhất trong lịch sử La Mã cổ đại. Ảnh trên là một bức chân dung Caesar vẽ năm 1892 của họa sĩ Clara Grosch.

Hoàng đế Caesar đã yêu cầu Sosigenes, một nhà thiên văn học người Alexandria, thiết kế lịch mới cho mình, đặt tên là lịch Julian. Ông Sosigenes đã khuyên hoàng đế tính hệ thống thời gian cho lịch mới hoàn toàn theo chu kỳ Mặt trời như người Ai Cập, thay vì dựa theo chu kỳ Mặt trăng như lịch truyền thống.

Theo đề xuất của ông Sosigenes, một năm được tính bằng 365 ngày cộng thêm 1/4 ngày. Hoàng đế Caesar cũng chọn ngày đầu năm là 1/1, thay vì ngày 25/3 như cách tính cũ vì ông cho như vậy sẽ phù hợp với các điểm chí, điểm phân và tiết khí hơn.

Caesar còn quyết định cho thêm 67 ngày vào năm 45 TCN để năm tiếp theo bắt đầu vào ngày 1/1. Ông cũng ra lệnh, cứ 4 năm một lần sẽ thêm 1 ngày vào tháng Hai (năm nhuận) để về mặt lý thuyết không khiến lịch bị chệch so với thực tế.

{keywords}
Lịch Julian của Hoàng đế Caesar.

Ngay trước khi bị ám sát vào năm 44 TCN, Hoàng đế Caesar cũng thay tên tháng Bảy từ Quintilis thành Julius theo tên mình. Về sau, Viện Nguyên lão cũng đổi tên tháng Tám từ Sextilis thành Augustus theo tên người kế nhiệm ông.

Lịch Julian dần dần được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới sau đó. Tuy nhiên, đến thời Trung Cổ, việc ăn mừng Năm mới (Tết Dương lịch) vào ngày 1/1 không còn được tuân thủ nghiêm ngặt.

Lí do vì, tuy đã bớt sai sót hơn so với các hệ thống lịch trước, nhưng lịch của Hoàng đế Caesar không tính được giá trị chính xác của một năm dương lịch là 365,242199 ngày. Việc lịch Julian coi một năm có 365,25 ngày đã tạo sai chênh 11 phút mỗi năm, dẫn đến việc cần phải cộng dồn thêm 7 ngày cho năm 1000 và thêm 10 ngày cho năm giữa thế kỷ 15.

{keywords}
 

Nhà thờ La Mã đã nhận thức được vấn đề này. Vào những năm 1570, Giáo hoàng Gregory XIII đã ủy thác cho nhà thiên văn học Christopher Clavius xây dựng một hệ thống lịch mới nhằm khắc phục các nhược điểm của lịch Julian. Giáo hoàng tái ấn định ngày đầu của năm mới là ngày 1/1 hàng năm, bất chấp sự chống đối của nhiều hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo.

{keywords}
Lịch Gregorian

Năm 1582, lịch Gregorian bắt đầu được áp dụng, loại bỏ 10 ngày trong tháng Mười năm đó. Điều này đồng nghĩa, ngày 4/10/1582 nối tiếp sang ngày 15/10/1582 và tiếp tục lần lượt như bình thường sau đó. Việc điều chỉnh đã xóa bỏ 11 ngày "thừa" dự trù cho năm 1700, khiến các năm đầu thế kỷ là 1700, 1800 và 1900 không còn là năm nhuận và đến năm 2000 chuyển giao thiên niên kỷ mới tính là năm nhuận.

Lịch Gregorian được các nơi theo đạo Công giáo đón nhận sớm nhất, cụ thể là ở Bắc Âu, Hà Lan vào năm 1583, Scotland vào năm 1600. Sau đó, các nơi theo đạo Tin lành và Đức cũng đồng thuận sử dụng lịch và đón mừng Tết Dương lịch vào ngày 1/1 hàng năm từ năm 1700.

{keywords}
 

Ngày nay, ngày 1/1 gần như đã được công nhận như là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của năm mới tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vào những thời khắc đầu tiên của Tết Dương lịch, ở nhiều nơi, pháo hoa được bắn sáng rực bầu trời, mọi người cùng nâng ly chúc tụng nhau một năm hạnh phúc, an lành và may mắn.

Tuấn Anh