Hành khách và phi hành đoàn trên một máy bay của hãng hàng không Pakistan Airways bị bắt làm con tin suốt gần 2 tuần lễ, cuối cùng được trả tự do ở Syria ngày 15/3/1981.

Họ được tự do sau khi Chính phủ Pakistan đồng ý đáp ứng yêu sách của nhóm không tặc là phóng thích 54 tù nhân chính trị khỏi các nhà giam.

{keywords}
Hình ảnh chiếc máy bay của Pakistan Airways bị không tặc.

BBC đưa tin, tổng cộng 147 người có mặt trên máy bay đã được trả tự do hoàn toàn sau khi các cựu tù nhân đặt chân đến Damascus.

Chiếc Boeing 720-030B số hiệu 326 bị ba người đàn ông mang súng khống chế khi đang thực hiện hành trình nội địa từ Karachi tới Peshawar ngày 2/3. Nhóm không tặc buộc các phi công phải bay tới Kabul, thủ đô Afghanistan, và tại đó chúng giết chết một hành khách là nhà ngoại giao Pakistan. Sau đó, máy bay bị buộc phải cất cánh tới Damascus, thủ đô Syria.

Dẫn đầu bởi một đối tượng tên là Islamullah Khan, nhóm không tặc được cho là một phần của tổ chức Al Zulfikar muốn hạ bệ tướng Zia ul-Haq.

Tướng Zia lên nắm quyền 4 năm trước đó trong một cuộc đảo chính lật đổ Zulfikar Ali Bhutto, lãnh đạo Đảng Nhân dân Pakistan (PPP). Ông Bhutto bị treo cổ năm 1979 sau khi bị tuyên tội giết chết đối thủ chính trị sau một phiên tòa bị lên án là bất công.

Các nhà lãnh đạo Pakistan cáo buộc Murtazo Bhutto  - con trai của ông Zulfikar Ali Bhutto – cấu kết với nhóm không tặc. Tướng Zia nói rằng Murtazo Bhutto đã bay tới sân bay Kabul để gặp nhóm không tặc sau khi họ khống chế máy bay.

{keywords}
Hình ảnh chiếc máy bay của Pakistan Airways bị không tặc.

Ba người Mỹ, một người Canada và một người Thụy Điển nằm trong danh sách hành khách được tự do. Họ khẳng định không bị làm hại nhưng bị kiệt quệ cả về tinh thần lẫn sức lực.

Nhóm không tặc tuyên bố ba người Mỹ là đặc vụ CIA, dọa giết chết họ và cho nổ tung máy bay.

Vụ cướp máy bay kéo dài gần hai tuần lễ và chỉ được giải quyết ổn thỏa khi các nhà đàm phán Pakistan ở Damascus cam kết với ba tên không tặc rằng họ sẽ đáp ứng mọi yêu sách của chúng, chỉ ít phút trước thời hạn chót mà nhóm bắt cóc đưa ra để lấy mạng 3 người Mỹ.

Ba người này được Bộ Ngoại giao Mỹ xác định là Frederick Hubbell, 30 tuổi, đến từ Des Moines, Iowa; Craig Richard Clymore đến từ Newport Beach, California, và Lawrence Clifton Mangum đến từ thành phố New York.

{keywords}
Hình ảnh chiếc máy bay của Pakistan Airways bị không tặc.

Pakistan cho biết đại sứ nước này tại Syria, tướng Khan, đã bay tới Damascus cùng với người thân của bộ ba không tặc, mang theo chỉ thị phải mang lại kết thúc êm ả cho vụ việc.

Ở Washington, Tổng thống Reagan quả quyết chính sách của Mỹ vẫn là 'các bạn không thể hợp tác' với bọn khủng bố. Nhưng ông cũng khẳng định không buộc tội các Chính phủ Syria hay Pakistan về những gì họ đã làm để mang lại tự do cho các con tin.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kurt Waldheim khi đó đã đánh điện khẩn cấp tới lãnh đạo các nước Paksitan và Syria yêu cầu họ làm hết sức để tránh "một kết cục bi thương" trên chiếc máy bay bị không tặc.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Ông Tập Cận Bình bước lên đỉnh cao quyền lực

Ngày này năm xưa: Ông Tập Cận Bình bước lên đỉnh cao quyền lực

Trong suốt thời gian qua, ông Tập đã đạt được những dấu ấn quan trọng thông qua các tư tưởng và chính sách mới làm thay đổi Trung Quốc.

Ngày này năm xưa: Hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc Berlin

Ngày này năm xưa: Hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc Berlin

Ngày 6/3/1944, các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ mở cuộc tấn công quy mô lớn đầu tiên vào ban ngày nhằm vào Berlin, thủ đô của đế chế Hitler.

Ngày này năm xưa: Huyền thoại kéo nước Mỹ thoát Đại suy thoái

Ngày này năm xưa: Huyền thoại kéo nước Mỹ thoát Đại suy thoái

Ngày 4/3/1933, Franklin Delano Roosevelt đọc diễn văn nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 32, ông được coi là nhân vật trung tâm của nhiều sự kiện thế giới giữa thế kỷ 20 và được biết đến như một huyền thoại của lịch sử.

Ngày này năm xưa: Đường tới đỉnh cao quyền lực của Stalin

Ngày này năm xưa: Đường tới đỉnh cao quyền lực của Stalin

Ngày 5/3/1953, Joseph Stalin, người đã lãnh đạo nhân dân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, đã qua đời tại nhà riêng ở ngoại ô Moscow.

Ngày này năm xưa: Trận chiến biên giới Trung-Xô 1969

Ngày này năm xưa: Trận chiến biên giới Trung-Xô 1969

Cuộc chiến tranh biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc bùng nổ trên hòn đảo tranh chấp mà Liên Xô gọi là Damansky, Trung Quốc gọi là Trân Bảo vào 2/3/1969.