Nhóm anh em Hồi giáo cực đoan Maute được ví là quả bom nổ chậm ở Đông Nam Á, có nền tảng giáo dục bài bản và là hiểm họa không hề nhẹ của toàn khu vực.

Trên trang facebook cá nhân, tên khủng bố Omarkhayam Romato Maute tự mô tả bản thân là một “trái bom hẹn giờ di động”.

Khi một nhóm chiến binh do Omarkhayam và một trong những tên anh em của hắn chiếm thành phố Marawi ở miền nam Philippines vào hôm 23/5, khua hoặc cắm cờ IS màu đen trên các con đường và ngõ hẻm ở đây, thì mô tả trên dường như không đủ đầy nữa.

{keywords}

Người đàn ông tóc dài áo trắng này được tình báo Philippines nhận diện là Abdullah Maute. Ảnh: Quân đội Philippines.

Nhiều chính phủ trong khu vực Đông Nam Á đã “gồng mình” đón đợi thời điểm tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) từ Iraq và Syria sẽ xúc tiến việc thiết lập một "vương quốc Hồi giáo" ở Đông Nam Á và trở thành mối đe dọa đáng sợ đối với khu vực.

Khi trận chiến tái chiếm thành phố Marawi bước vào tuần thứ 3 với thương vong khoảng 200 người, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trên đài Australia vào hôm 10/6 rằng “đây là một mối nguy hiểm rõ ràng và thực sự”.

Quá trình cực đoan hóa theo chủ nghĩa Hồi giáo

Omarkhayam và Abdullah Maute trưởng thành cùng với một số anh chị em khác ở Marawi, một thành phố đông người Hồi giáo bên trong một đất nước có tới hơn 90% dân số là người Kitô giáo.

Về mặt lịch sử, Marawi là trung tâm của đạo Hồi trên đảo lớn Mindanao – nơi việc sử dụng bạo lực để chống lại giới chức đã trở thành “truyền thống” kể từ kỷ nguyên người Tây Ban Nha thiết lập chế độ thực dân ở đây. Phong trào nổi dậy bạo lực đó lại càng mạnh lên trong vài thập kỷ gần đây do tình trạng đói nghèo và việc thiếu quan tâm từ chính quyền sở tại.

Khi còn là thanh thiếu niên vào thập niên 1990, anh em nhà Maute trông cũng như bao nam giới trẻ tuổi bình thường khác. Một hàng xóm của gia đình Maute cho biết: Ngoài việc học kinh Koran, họ cũng học tiếng Anh và chơi bóng rổ trên phố.

Người hàng xóm trên chia sẻ tiếp: “Chúng tôi vẫn phân vân tự hỏi là vì sao bọn họ lại theo tổ chức khủng bố IS. Họ là những người tốt, ngoan đạo. Khi ai đó đã học thuộc kinh Koran, thì ít khả năng người đó sẽ làm điều gì sai trái.”

Người hàng xóm này bản thân từng là một chiến binh Hồi giáo chủ nghĩa nhưng sau quy hàng chính phủ.

Hồi đầu thế kỷ 21, Omarkhayam và Abdullah học tại Ai Cập và Jordan, tại đây họ đã học thành thạo tiếng Ảrập.

Omarkhayam học tại Đại học Al-Azhar ở Cairo, tại đây anh ta gặp con gái của một tu sĩ Hồi giáo Indonesia bảo thủ. Sau khi hai người kết hôn, cặp đôi trở về Indonesia. Ở đó, Omarkhayam dạy học tại ngôi trường của “nhạc phụ”. Năm 2011, người này về định cư ở Mindanao, Philippines. Có thể chính thời gian ở Mindanao, chứ không phải hồi ở Trung Đông, mà Omarkhayam bắt đầu bị cực đoan hóa theo chủ nghĩa Hồi giáo.

Sidney Jones, chuyên gia chống khủng bố ở Jakarta, trong một báo cáo năm 2016 viết: Ở Cairo “không một bạn cùng học nào thời sinh viên của Omarkhayam nhận thấy y có bất cứ xu hướng cực đoan nào cả, và các bức ảnh cho thấy gã trai trẻ này chỉ bận tâm với các cô con gái bé nhỏ của mình và vui vầy với gia đình bên bờ Hồng Hải”.

Hiện có ít thông tin về cuộc sống của Abdullah sau khi y tới Jordan. Cũng không rõ thời điểm hắn trở về Lanao del Sur, một tỉnh trên Mindanao mà Marawi là thủ phủ.

Các nguồn tin tình báo cho biết, gia đình Maute có tất cả 7 anh em trai và một người cùng cha khác mẹ. Tất cả những đối tượng này, trừ một người, đều tham gia trận chiến chiếm Marawi.

Thông minh nhất, bài bản nhất

Các anh em nhà Maute là một gia đình trong một xã hội bộ tộc gắn kết với nhau. Tại đó, sự tôn trọng, danh dự và kinh Koran chiếm vị trí tối thượng.

Phát ngôn viên quân đội Trung tá Jo-Ar Herrera nói, dòng họ “Maranao” mà gia đình Maute là một bộ phận, có truyền thống mẫu quyền, tức là người mẹ đóng vai trò trung tâm.

Phát ngôn viên này nói rằng theo lời hàng xóm, Farhana Maute chuyên kinh doanh ô tô cũ và đã giúp đỡ tài chính cho nhóm này, đồng thời chỉ đạo việc chiêu mộ và cực đoan hóa các thanh niên địa phương.

Hôm 9/6 giới chức đã chặn bắt được Farhana ở ngoại ô Marawi khi bà này ở trong một chiếc xe chất đầy súng ống và thuốc nổ. Theo Herrera, việc Farhana bị tống giam là một đòn mạnh giáng vào các chiến binh cực đoan, vì bà ta là “trung tâm của tổ chức Maute”.

Trước đó, cha của anh em Maute đã bị bắt ở thành phố Davao cách đó 250km.

Khi cuộc bao vây Marawi bắt đầu, có sự tham gia của vài trăm phiến quân, bao gồm những kẻ đến từ Morocco và Yemen. Nhưng theo giới chức quân sự, đa phần những kẻ phiến loạn này đến từ 4 nhóm phiến quân địa phương có mối liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng và nhóm đi tiên phong là Maute.

Theo chuyên gia về khủng bố Jones, nhóm Maute là “nhóm thông minh nhất, học hành bài bản nhất và tinh vi nhất” trong số tất cả các lực lượng thân IS ở Philippines.

Samira Gutoc-Tomawis, một lãnh đạo dân sự địa phương có biết về một số người trong đại gia đình Maute mở rộng cho biết các anh em trai nhà này phụ thuộc nhiều vào truyền thông xã hội để chiêu mộ các chiến binh và tuyên truyền hệ tư tưởng “cứng nhắc và độc đoán của chúng”.

Bà Samira nói: “Anh em nhà Maute rất tích cực hoạt động trong môi trường mạng internet. Trên YouTube, chúng tải lên các video thể hiện tư tưởng của chúng. Chúng rất rõ ràng trong trình bày, có giáo dục và rất thực tế nữa”.

Hàng xóm (đề nghị giấu tên để bảo đảm an toàn) của gia đình Maute cho biết các chiến binh Maute này cũng rất táo tợn, chẳng biết sợ là gì.

Người hàng xóm này đã bị kẹt trong ngôi nhà 3 tầng của mình trong 5 ngày vào tháng 5. Khi đó anh ta chỉ có thể ngồi theo dõi trận chiến giữa các chiến binh nổi dậy và quân đội Philippines, với đạn súng trường bay vèo vèo quanh nhà và tiếng oanh tạc cơ OV-10 dội bom.

Hôm 28/5, một nhóm 7 chiến binh, trong đó có Samira Gutoc-Tomawis, đã tới nhà người hàng xóm này và hỏi tại sao anh ta không rời đi. Khi người hàng xóm nói là mình sợ bị trúng đạn của cả hai phe, nhóm chiến binh đã dẫn đường cho anh ta và vài người khác tới một cây cầu, từ đó có thể thoát ra khỏi thành phố. Nhóm chiến binh còn chu đáo trao cho nhóm sơ tán này một tấm vải trắng để làm cờ hàng.

“Muốn giết tất cả bọn chúng”

Tổ chức Maute lần đầu được nhiều người biết đến là vào năm 2013 khi xảy ra vụ đánh bom một hộp đêm ở Cagayan de Oro. “Vị thế” của tổ chức này đã gia tăng kể từ khi đó, nhất là sau vụ đánh bom một chợ trên hè phố vào năm 2016 ở thành phố Davao, quê hương Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Các thành viên Maute bị bắt giữ cho biết vụ tấn công Davao được thực hiện theo mệnh lệnh của Isnilon Hapilon, thủ lĩnh nhóm Abu Sayyaf – nhóm này đã chiến đấu để đòi thành lập một tỉnh Hồi giáo độc lập từ thập niên 1990 và cũng khét tiếng với hoạt động bắt cóc tống tiền và chặt đầu con tin.

Hapilon vào năm 2016 đã được IS phong làm Tiểu vương của vùng Đông Nam Á. Y đã xuất hiện trong một video tuần trước trong đó có hình ảnh các chiến binh, bao gồm anh em nhà Maute, đang cố gắng tách Marawi ra thành một khu vực biệt lập.

Phát ngôn viên quân đội Herrera cho biết anh em Maute giành được sự ủng hộ mạnh mẽ ở Marawi. Ông này nói: “Đây là nơi của chúng, nơi gia đình chúng ở. Đây là cội nguồn văn hóa của chúng. Trong vùng này gia đình Maute được đón nhận một cái nhìn đồng cảm đáng kể...”.

Tuy nhiên, Khana-Anuar Marabur Jr., một ủy viên thành phố Marawi, cho biết gia đình Maute đã tự tạo cho mình vô số kẻ thù bằng chủ nghĩa cực đoan của mình.

Marabur kể rằng hôm nổ ra cuộc tấn công ở Marawi, ông đã gặp anh em nhà Maute và bọn chúng đã yêu cầu ông rời khỏi thành phố. “Chúng nói với tôi là hãy đi đi, bởi vì Vương quốc Hồi giáo đã ra lệnh như vậy”, Marabur nói với Reuters.

Theo Reuters/VOV

Sau quốc khánh, 'bom rơi đạn nổ' vẫn rung chuyển nam Philippines

Sau quốc khánh, 'bom rơi đạn nổ' vẫn rung chuyển nam Philippines

Bom vẫn nổ rung chuyển Marawi khi Philippines kỷ niệm Quốc khánh thứ 119, gần 3 tuần sau khi phiến quân trung thành với IS chiếm giữ thành phố và dùng dân thường làm lá chắn sống.

Chính thủ lĩnh IS đã lệnh chiếm thành phố Philippines

Chính thủ lĩnh IS đã lệnh chiếm thành phố Philippines

Tổng thống Duterte cho biết, chính thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ra lệnh đánh chiếm Marawi, thành phố nằm ở vùng Mindanao thuộc cực nam Philippines.

Đặc nhiệm Mỹ "tham chiến" ở Philippines

Đặc nhiệm Mỹ "tham chiến" ở Philippines

Lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang trợ giúp quân đội Philippines tiêu diệt phiến quân Hồi giáo ở phía nam nước này

Hình ảnh đáng sợ về tội ác của phiến quân Nam Philippines

Hình ảnh đáng sợ về tội ác của phiến quân Nam Philippines

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa tung ra hình ảnh gây sốc về cảnh phiến quân ở miền nam Philippines hành quyết người Công giáo.