Chuyến bay số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích hôm 8/3/2014 trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh với 239 người trên khoang. Gia đình các nạn nhân từ chối khép lại câu chuyện thật sự vì điều gì xảy ra với MH370 đến nay vẫn là một bí ẩn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể chính máy móc chứ không phải con người đã kiểm soát máy bay ở những giây phút cuối cùng.

{keywords}
Tiến sĩ Sally Leivesley trò chuyện trên Kênh 5.

Chuyên gia tư vấn quản lý khủng hoảng, Tiến sĩ Sally Leivesley đã đưa ra nhận định trong bộ phim tài liệu năm 2019 có tựa đề "Chuyến bay MH370" trên Kênh 5 về giải thuyết này. Bà cho rằng hệ thống máy tính của máy bay có thể đã bị truy cập và bị nhiễm phần mềm độc hại, vì vậy mọi kiểm soát trông có vẻ vẫn bình thường nhưng thực chất máy bay đã bị đổi hướng.

"Cốt lõi của giả thuyết này là máy bay đang do máy móc quản lý chứ không phải con người. Bạn có thể có các chip trong hệ thống điện tử vận hành buồng lái và những chip đó nhiễm phần mềm độc hại", bà nói. "Sự kiểm soát có vẻ ổn nhưng thực chất có một hệ thống khác đang điều khiển máy bay".

Theo cách đó, các phi công có thể bị ru ngủ trong cảm giác an toàn sai lầm, và không hề nhận ra có điều gì bất thường cho đến khi quá muộn.

Trong kịch bản này, một tên không tặc có thể đã truy cập mạng lưới của máy bay thông qua một điện thoại di động hoặc kết nối USB với hệ thống giải trí trên chuyến bay.

{keywords}
Một máy bay của Malaysia Airlines

Chuyên gia an ninh hàng không Jim Termini thừa nhận điều này khó có thể xảy ra nhưng không gì là không thể. Ông nói với Kênh 5: "Một cuộc tấn công mạng có thể rất tinh vi mà vào lúc đó gần như là không thể nhưng chẳng qua là chúng ta chưa từng chứng kiến trước kia".

"Như trước vụ 11/9, chúng ta chưa từng hình dung một máy bay lại được sử dụng như tên lửa hành trình để tấn công New York và Washington – nhưng rồi nó đã xảy ra", ông Termini nói.

Chuyên gia này nhận định thêm, có "khả năng cao độ" MH370 bị không tặc và kịch bản này có thể xảy ra theo nhiều cách thức khác nhau.

{keywords}
Nỗi đau của người thân các nạn nhân MH370.

Tiến sĩ Leivesley nhấn mạnh đến thực tế thiếu tài liệu cho những người đã tiếp cận MH370 trong khoảng thời gian trước khi cất cánh. Bà cho rằng có thể ai đó đã lẻn lên máy bay khi nó đang ở sân bay Kuala Lumpur để thực hiện một vụ tấn công mạng.

"Chúng ta biết từ các báo cáo của chính phủ Malaysia rằng có một hoạt động bảo trì vào tháng 2, nhưng thời gian ngay trước khi máy bay cất cánh thì chúng ta không có lịch sử đó. Chúng ta cần biết ai đã tiếp cận máy bay", bà nói.

Thanh Hảo