Để giải quyết những vấn đề này, từ ngày 17/7 đến ngày 2/8/1945, những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh đã tiến hành cuộc gặp tại Potsdam, Đức. Thoạt đầu, việc xác định địa điểm họp tưởng chừng không có gì khó khăn: cả thành phố Berlin và nước Đức nằm trong tay các nước thắng trận.

Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Berlin bị tàn phá khủng khiếp, không chỉ do những cuộc giao tranh ác liệt giữa Hồng quân Liên Xô trên từng khu phố, từng ngôi nhà, mà còn do bị quân Đồng minh Mỹ-Anh ném bom “rất kỹ”, để thành phố không bị Hồng quân làm chủ nguyên vẹn. Phải mất nhiều ngày tìm kiếm, Trung tướng N. Antipenko – phó Tư lệnh phụ trách hậu cần Cụm quân Xô-viết tại Đức mới tìm được và chọn lâu đài Cecillienhhof làm nơi tiến hành hội nghị.

{keywords}
Các lãnh đạo Liên Xô và Mỹ tại hội nghị. Ảnh: Wikipedia

Đến ngày 10/7, mọi công việc chuẩn bị cho hội nghị đã xong. Trước khi đến Berlin, nhà lãnh đạo Liên Xô I. V. Stalin gọi điện cho Nguyên soái G. Zhukov – Tư lệnh Cụm quân Xô-viết tại Đức:

- Anh đừng nghĩ ra cái gì ồn ào khi đón tôi. Anh hãy đến nhà ga cùng hai hoặc ba người thôi, công tác bảo vệ sẽ do chỉ huy an ninh Kremlin lo, anh không phải làm gì cả.

Hội nghị làm việc đến ngày 25/7 thì tạm dừng, do Thủ tướng Anh Winston Churchill về nước dự tổng tuyển cử. Từ ngày 28/7 do Churchill không được bầu lại, Thủ tướng mới của Anh thuộc Công đảng là Clement Attlee đến dự Hội nghị.

Trước khi quay về nước, Churchill tổ chức bữa tiệc, trong đó có một lần ông đề nghị nâng cốc chúc sức khỏe Nguyên soái Zhukov. Zhukov cũng nâng cốc đáp từ và tự nhiên theo thói quen, ông nói: Chúc sức khỏe đồng chí Churchill. Churchill chữa rất khéo: “Là đồng chí trong chiến đấu”.

0 giờ 30 phút ngày 2/8, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman chủ tọa phiên họp cuối cùng tuyên bố bế mạc hội nghị.

Hội nghị Potsdam đã cụ thể hóa vấn đề tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, thủ tiêu lực lượng vũ trang và tiềm lực quân sự của Đức và Nhật Bản, vấn đề ký hòa ước với các nước bại trận, vấn đề đền bù chiến tranh, trừng trị tội phạm chiến tranh, vấn đề biên giới hậu chiến của Ba Lan… nhằm bổ sung và hoàn chỉnh những nghị quyết của Hội nghị Yalta để xây dựng một trật tự thế giới mới.

Các nhà lãnh đạo quyết định thành lập một Hội đồng gồm đại diện của bốn cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp để thúc đẩy quá trình “5D” đối với nước Đức: phi quân sự hóa (demilitarisation), phi quốc xã hóa (denazification), phi tập trung hóa (decentralisation), phi công nghiệp hóa (deindustrialisation), và dân chủ hóa (democratisation). Nhật Bản sẽ phải đầu hàng vô điều kiện.

Hội nghị cũng thống nhất chuyển giao thành phố Königsberg (Kaliningrad) cho Liên Xô.

Trước đó, vào ngày 25/7, khi hội nghị tuyên bố tạm nghỉ do Churchill phải về nước, vị Thủ tướng Anh đã đề nghị Truman thông báo cho Stalin các thông tin về bom nguyên tử của Mỹ trước khi ông ta rời hội nghị. Churchill rất muốn biết phản ứng của Stalin trước thông tin này.

Vào lúc mọi người đã rời phòng họp, Truman bước đến gần Stalin và nói rằng nước Mỹ đã sản xuất được loại bom mới với sức công phá rất lớn.

Từ phía xa, Churchill nhìn rất kỹ khuôn mặt Stalin, cố quá sát phản ứng của ông. Nhưng vẻ mặt Stalin lạnh băng không có phản ứng gì, ông cũng không nói một câu nào.

Khi ra đến ô tô, Churchill hỏi Truman:

-Stalin có phản ứng gì không?

-Ông ta không nói một câu nào.

-Hay ông ta không hiểu ngài định nói gì?

Tuy nhiên, Stalin hiểu rất rõ ý Truman muốn nói gì. Về đến nơi nghỉ của đoàn Liên Xô, ông kể lại mọi việc cho Molotov và Zhukov. Molotov nói:

-Họ tự đề cao mình.

Stalin cười:

-Họ nắn gân ta đấy, hãy để cho họ cao hứng. Tuy nhiên, ngay hôm nay tôi sẽ nói chuyện với Kurchatov (Tổng công trình sư Dự án chế tạo bom nguyên tử của Liên Xô) để tăng tốc độ công việc. Tôi hiểu là Truman đang nói về bom nguyên tử.

Truman và Churchill sẽ rất bất ngờ nếu họ biết được ý nghĩ thực của Stalin lúc đó, rõ ràng là Stalin đã lừa được đối thủ của mình. Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh không biết rằng Stalin không chỉ hiểu được Truman đang nói về điều gì, mà còn có đủ thông tin về tiến trình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ, do Tình báo Liên Xô cung cấp.

Nguyên Phong

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941

Giữa tháng 10/1941, quân đội Đức Quốc xã nhanh chóng áp sát thủ đô Moscow của Liên Xô. Các thành phố lân cận lần lượt rơi vào tay kẻ thù. Quân phát xít có thể tiến vào Moscow bất cứ lúc nào.

Đề xuất quan trọng của Liên Xô làm thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai

Đề xuất quan trọng của Liên Xô làm thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai

Từ rất sớm, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã đề xuất thành lập một liên minh với Anh, Pháp, Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Bulgaria để chống lại Đức Quốc xã.