1. Con chim hoang dã sống lâu nhất: Khoảng 68 tuổi

{keywords}
"Bà" hải âu giống Laysan 68 tuổi có tên Wisdom

Wisdom, được xác nhận là con chim sống lâu nhất ngoài tự nhiên, năm nay đã được ít nhất 68 tuổi. Kể từ khi được gắn thiết bị đánh dấu năm 1956, hải âu Laysan này đã bay hơn 4,8 triệu km, tương đương với 6 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng và quay trở lại.

Giữa các chuyến di cư vượt đại dương, mỗi mùa thu Wisdom lại trở về Khu bảo tồn động vật hoang dã trên đảo san hô vòng Midway ở Bắc Thái Bình Dương để nuôi chim con. Con chim này đã sống sót qua một cơn sóng thần và đã đẻ khoảng 30-40 quả trứng trên hòn đảo.

Nếu có giấy phép và lòng kiên trì, du khách có thể đến thăm Wisdom và các chú hải âu Laysan đồng loại của nó trên hòn đảo thiên đường này. Đảo Midway nằm ở cực bắc của quần đảo Hawaii.

2. Động vật trên cạn ‘già’ nhất: Khoảng 187 tuổi

{keywords}
'Cụ rùa' Jonathan, 187 tuổi

Jonathan, cư dân được yêu quý nhất của St.Helena – một hòn đảo tí hon ở Nam Đại Tây Dương, được sinh ra vào năm 1832. Cụ rùa khổng lồ này đã sống qua 39 đời Tổng thống Mỹ. Loài bò sát hiền lành này đến từ quần đảo Seychelles ở Ấn Độ Dương, nhưng đã được chuyển đến Đại Tây Dương làm quà cho Thống đốc lúc đó của đảo St. Helena vào năm 1882.

Kể từ đó, cụ rùa này đã lang thang xung quanh vùng đất rộng lớn trên đảo của Thống đốc, nơi cụ làm bạn với ba cụ rùa khổng lồ khác và đôi lúc có các vị khách con người đến thăm.

3. Cây nở hoa sống lâu nhất: Khoảng 1.200 tuổi

{keywords}
Bụi hồng 'ngàn năm' với những bông hoa màu hồng phớt

Được mệnh danh là “Hoa hồng ngàn năm”, một bụi hồng xum xuê ở Đức được cho là đã được trồng bởi Vua Louis XIV vào năm 815. Bụi hồng mọc bên cạnh một nhà thờ Công giáo ở Hildesheim, một ngôi làng xinh đẹp nổi tiếng với các nhà thờ cổ.

Ngoài vẻ đẹp và tuổi đời đáng kinh ngạc, bụi cây này còn thể hiện một nghị lực sống phi thường. Thế chiến thứ 2 đã biến nhà thờ thành một đống đổ nát, nhưng bụi hồng này vẫn sống sót và giờ đây đã leo cao tới hơn 9m.

Du khách có thể đến thăm bất cứ lúc nào, nhưng cuối tháng 5 và đầu tháng 6 là thời điểm thích hợp nhất để ngắm nhìn những bông hoa màu hồng phớt đua nở.

4. Cây được trồng lâu năm nhất: Khoảng 2.300 tuổi

{keywords}
Tán cây bồ đề ở đền Jaya Sri Maha Bodhi, Sri Lanka

Một nhánh của cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo đã được một người mang về Sri Lanka vào khoảng năm 250 trước Công nguyên. Nhánh cây này đã phát triển thành cây và hiện thuộc hàng có tuổi đời lâu nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Cây bồ đề ở đền Jaya Sri Maha Bodhi này đã chào đón các Phật tử, du khách đến thăm và chiêm ngưỡng trong nhiều thế kỷ qua. Ngày nay, người hành hương từ khắp nơi trên thế giới vẫn đến đây để bày tỏ lòng thành kính.

5. Cây cho quả lâu đời nhất: Khoảng 2.500 năm

{keywords}
Cây ô liu ở làng Vouves

Khoảng 2.000 - 3.000 năm trước, một hạt giống đã nảy mầm ở đảo Crete thuộc Địa Trung Hải, mà đến nay vẫn cho quả ô liu đều đặn hàng năm. Cây ô liu ở Vouves này còn là nơi thu hút nhiều người tới thăm.

Những người đến thăm cây còn có thể thăm quan một bảo tàng trưng bày các kĩ thuật thu hoạch ô liu truyền thống của đảo Crete, từng là thủ phủ của nền văn minh Minoan.

6. Thảo mộc hoang dã sống lâu nhất: Khoảng 3.000 năm

{keywords}
Loài thảo mộc Yareta

Yareta, một loài thực vật trông giống như một tảng đá phủ đầy rêu, thực chất là một bụi cây cho hoa có khả năng chống chọi được với những điều kiện khắc nghiệt của độ cao trên dãy núi Andes ở Peru, Bolivia, Bắc Chile và Tây Argentina.

Loài cây này cứ thế sống sót từ thiên niên kỷ này qua thiên niên kỷ khác, mỗi thế kỷ lại mọc thêm khoảng một mét.

{keywords}
Yareta có ngoại hình trông giống một tảng đá phủ đầy rêu

Vì tốc độ phát triển chậm của loài thực vật này, nên cá thể cây có kích thước lớn nhất được cho là đã sống khoảng 3.000 năm tuổi. Với mật độ dày đặc của mình, một bụi cây có thể dễ dàng chịu được sức nặng của một người lớn. 

7. Cá thể thực vật nhiều tuổi nhất: Khoảng 5.000 năm tuổi

{keywords}
Một cây thông nón gai trên dãy White Mountains

Methuselah, một cây thông nón gai sống trên dãy White Mountains ở California, có tuổi đời khoảng 5.000 năm tuổi.

8. Cá thể động vật nhiều tuổi nhất: Khoảng 15.000 năm tuổi

{keywords}
Các tảng bọt biển núi lửa ở Nam Cực

Các cá thể bọt biển núi lửa ở Nam Cực, thuộc loài Anoxycalyx joubini, là các khối màu trắng lớn trông giống như các thùng bia khổng lồ hoặc các núi lửa mini. Tuổi của chúng được ước tính dựa trên kích thước đồ sộ của chúng, và việc chúng chỉ lớn thêm rất ít mỗi năm.

Loài động vật này phát triển ở độ sâu khoảng 15m đến 150m. Chỉ có các thợ lặn chuyên nghiệp nhất mới có thể khám phá vùng nước sâu này. Sau khi đục xuyên qua lớp băng, họ có thể tận hưởng một trong những khung cảnh đại dương kỳ vĩ nhất thế giới.

9. Rừng trên cạn lâu đời nhất: Khoảng 80.000 năm tuổi

{keywords}
Quần thể cây dương lá rung ở Utah, Mỹ

“Người khổng lồ rung” ở bang Utah, Mỹ là một quần thể bao gồm khoảng 50.000 cây dương lá rung, nhưng toàn bộ rặng cây có chung một chuỗi gien và chia sẻ cùng một hệ thống rễ, khiến nó được coi là một cá thể sống hợp nhất.

Quần thể cây này là kết quả sinh sản vô tính của một cá thể giống đực duy nhất có tên là Pando, tiếng Latin có nghĩa là “Tôi lan rộng”. 

Lá của chỉ một cây dương lá rung thôi cũng có thể tạo ra một âm thanh xao động đáng kể khi một làn gió nhẹ thổi qua. 

10. Rừng đại dương lâu đời nhất: Khoảng 200.000 năm tuổi

{keywords}
Rặng cỏ biển trải dài 16km đã sống tới 200.000 năm

Một đồng cỏ biển trải dài 16km ở gần Tây Ban Nha được công nhận là cá thể sống lâu đời nhất thế giới, theo các nhà di truyền học.

Cỏ biển khổng lồ có tên khoa học là Posidonia oceanica, hay còn được gọi là Cỏ Hải Vương, là một loài sinh vật đặc trưng của Địa Trung Hải. Nhưng một mảng cỏ ở gần đảo Formentera, cũng sinh sản vô tính như Pando, nổi bật với tuổi thọ lên đến khoảng 200.000 năm.

May mắn thay, hòn đảo nhỏ nhất trong quần đảo Balearics của Tây Ban Nha này không có đông du khách như đảo Ibiza gần đó. Ngoài việc lặn xuống để ngắm nhìn khu rừng đại dương cổ đại, du khách còn có thể khám phá các cảnh đẹp khác như các ngọn hải đăng hay nhiều hang động.

Anh Thư