Tại buổi lễ công bố hôm 11/6, Hội đồng giải thưởng Pulitzer quyết định trao giải Trích dẫn đặc biệt cho Darnella Frazier, người đã quay cảnh công dân Mỹ da đen George Floyd bị cảnh sát bắt giữ và ghì đến chết tại thành phố Minneapolis hồi tháng 5/2020, dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc Black Lives Matter lan rộng khắp toàn cầu.

{keywords}
Ảnh: RT

Frazier, hiện 18 tuổi, được vinh danh vì "dũng cảm ghi lại vụ sát hại George Floyd, một video đã thúc đẩy các cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát trên toàn thế giới, nêu bật vai trò quan trọng của công dân trong hành trình tìm kiếm sự thật và công lý của các nhà báo”. Đoạn ghi hình của cô đã trở thành một bằng chứng then chốt tại phiên xét xử cựu sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin, người bị kết tội giết Floyd hồi tháng 4 vừa qua.

Quyết định trao giải cho Frazier nhận được sự tán thưởng của đông đảo dư luận. Liên đoàn tự do dân sự Mỹ đánh giá, sự dũng cảm của cô đã giúp khởi xướng "phong trào tái xây dựng hình ảnh của lực lượng cảnh sát".

Theo báo RT, ngoài trường hợp của Frazier, giải Pulitzer lần thứ 105 không có mấy bất ngờ khi vinh danh các tác phẩm báo chí tập trung phản ánh Covid-19, các vụ bạo loạn và vấn đề sắc tộc.

{keywords}
 
{keywords}
Nước Mỹ rúng động vì làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc Black Lives Matter sau cái chết của George Floyd. Ảnh: AP

Hãng thông tấn AP giành được 2 giải thưởng ở hạng mục Nhiếp ảnh vì đưa tin về các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc cũng như ảnh hưởng khủng khiếp của đại dịch đối với người cao tuổi.

{keywords}
 

Báo New York Times thắng ở hạng mục Dịch vụ công vì "dũng cảm, dự báo trước và thông tin rộng rãi về đại dịch, phơi bày sự bất bình đẳng về chủng tộc và kinh tế, các thất bại của chính phủ ở Mỹ và hơn thế nữa" với dữ liệu đầy đủ, nhờ đó giúp người đọc "chuẩn bị và được bảo vệ tốt hơn". Cây bút Wesley Morris của báo cũng giành được giải Bình luận vì các bài viết cho chuyên mục chủng tộc và văn hóa.

Giải Báo chí dẫn giải được trao đồng thời cho hãng thông tấn Reuters vì cuộc điều tra về quyền miễn trừ của cảnh sát Mỹ và báo The Atlantic vì  "một loạt các mảnh ghép sáng suốt, rõ ràng, dự báo trước đường đi của Covid-19".

Chủ nhân của các giải thưởng văn học cũng không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn. Natalie Diaz chiến thắng hạng mục Thơ với "Bài thơ tình thời hậu thuộc địa". Louise Erdrich là chủ nhân giải Tiểu thuyết với tác phẩm "Người gác đêm", viết về hoàn cảnh của người Mỹ bản địa trong những năm 1950. Giải Lịch sử thuộc về tác phẩm "Quyền bầu cử: vòm vàng ở nước Mỹ" của Marcia Chatelain. Giải Phi hư cấu thuộc về tác phẩm "Lời nói dối của Wilmington: vụ đảo chính tàn sát năm 1898 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa thượng đẳng da trắng" của David Zucchino.

{keywords}
 

Les Payne, người sáng lập Hiệp hội Nhà báo da đen quốc gia Mỹ, đã qua đời năm 2018 và con gái của ông - Tamara được vinh danh ở hạng mục Tiểu sử nhờ cuốn sách "Người chết đang trỗi dậy: cuộc sống của Malcolm X".

Tuy nhiên, điều đó không giúp giải Pulitzer tránh khỏi những cáo buộc phân biệt chủng tộc khi ban giám khảo tránh trao một giải thưởng ở hạng mục Phim hoạt hình biên tập, với cả 3 người được đề cử đều thuộc dân tộc thiểu số.

Giải thưởng Pulitzer được coi như Oscar hay Grammy của giới báo chí, truyền thông và xuất bản ở Mỹ. Nó được trao lần đầu tiên năm 1917, mang tên người sáng lập là Joseph Pulitzer. 

Tuấn Anh

Báo Mỹ bất ngờ giành giải Pulitzers ngoài ý muốn

Báo Mỹ bất ngờ giành giải Pulitzers ngoài ý muốn

Một tờ báo địa phương của Mỹ vừa bất ngờ được trao giải báo chí Pulitzers danh giá, nhưng không phải theo cách họ mong muốn.

Ông Trump đòi tước giải Pulitzer hai báo lớn

Ông Trump đòi tước giải Pulitzer hai báo lớn

Tổng thống Trump kêu gọi tước giải thưởng Pulitzer trao cho hai tờ báo New York Times và Washington Post khi đăng loạt bài viết về chiến dịch tranh cử của ông thông đồng với nước Nga.