Đan Mạch vừa tuyên bố tạm dừng toàn bộ các tuyến đường sắt từ nước này sang Đức sau khi cảnh sát chặn hàng trăm di dân tại biên giới.

TIN BÀI KHÁC:

Cảnh sát Đan Mạch cũng đóng cửa một xa lộ giữa hai nước, trong bối cảnh một số người di cư đang đi bộ lên phía bắc sau khi bị giải tán khỏi một con tàu. Họ nói đích muốn đến là Thụy Điển.

{keywords}
Đoàn người di cư từ Đức sang miền nam Đan Mạch đang đị bộ trên một xa lộ.

Nhà vận hành đường sắt DSB của Đan Mạch cho biết, các con tàu đến và rời khỏi Đức bị ngừng trong một khoảng thời gian không xác định, vì phải kiểm tra các hộ chiếu ngoại lệ.

Hai con tàu chở hơn 200 di dân hiện đang được giữ lại ở Rodby, một cảng chính có các tuyến phà tới Đức. Theo cảnh sát Đan Mạch, nhiều di dân nhất quyết không rời tàu, bởi vì họ không muốn đăng ký tại nước này.

Cảnh sát cũng phải đóng cửa một phần xa lộ E45 - tuyến đường chính nối Đan Mạch với Đức, sau khi khoảng 300 di dân rời một con tàu khác và đi bộ hướng sang Thụy Điển, gần thị trấn biên giới Padborg.

Thụy Điển là đích đến hàng đầu của di dân, sau khi nước này cam kết sẽ cấp giấy cư trú cho tất cả những người Syria xin tị nạn.

Chính phủ trung hữu mới của Đan Mạch tuyên bố sẽ cứng rắn về vấn đề nhập cư. Kể từ sau khi thắng cử vào tháng 6, họ cắt giảm nhiều khoản trợ cấp dành cho người mới đến và hạn chế quyền cư trú.

Khoảng 3.000 di dân đã tiến vào nước này từ cuối tuần qua. Thủ tướng Lars Lokke-Rasmusse nói nước ông đang phải chịu áp lực khi người tị nạn kéo đến đây trên đường tới Thụy Điển. "Điều này rõ ràng cho thấy những gì chúng tôi đang đối mặt lúc này không chỉ là vấn đề tị nạn, mà còn cả vấn đề di trú".

Châu Âu đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng di dân khi hàng chục nghìn người ồ ạt di chuyển lên phía bắc để chạy trốn xung đột ở châu Phi và Trung Đông. Những người này bất chấp tính mạng để tới Thổ Nhĩ Kỳ, vượt biển tới Hy Lạp, qua Macedonia và Serbia, sau đó tới Hungary rồi tiếp tục hành trình tới Bắc Âu.

Ủy ban châu Âu (EC) đã đề nghị con số 120.000 người xin tị nạn bổ sung nên được các thành viên EU chia sẻ, sử dụng các chỉ tiêu ràng buộc.

Hôm 9/9, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker thông báo các kế hoạch cho một phản ứng "toàn diện, quyết tâm và mau chóng" thông qua một cơ chế quota. Trong bài phát biểu hàng năm, ông khẳng định việc giải quyết khủng hoảng di dân là một "vấn đề nhân đạo và phẩm giá con người".

Thanh Hảo