Con số thương vong đang tăng lên không ngừng sau khi thảm họa động đất mạnh 7.8 độ richter xảy ra làm rung chuyển và tàn phá Nepal.

{keywords}

{keywords} {keywords}

Lực lượng cứu hộ đang cố gắng kéo các nạn nhân ra khỏi đống đổ nát. (Ảnh: Getty Images).

Reuters dẫn lời một quan chức Nepal vào ngày 26/4 cho hay, số người thiệt mạng và bị thương đang tăng lên không ngừng. Hiện tại, con số thương vong ghi nhận được lần gần đây nhất là hơn 2.000 người chết và 4.718 người bị thương. Hàng ngàn người dân đã rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất” và phải sơ tán đến các trại tị nạn.

Washington Post đưa tin, phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nepal Minendra Rijal cho hay: “Chúng tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng mình sẽ phải đối mặt với sự tàn phá kinh hoàng đến vậy”.

Ngoài ra, Bộ trưởng cho biết các trường học quanh khu vực bị ảnh hưởng sẽ đóng cửa trong vòng 5 ngày tới. Việc tiết kiệm nguyên liệu cũng được đề cao. Theo ông Rijal, các hiệu thuốc địa phương được yêu cầu mở 24/24 giờ để những người bị thương có thể tiếp cận với nguồn cung cấp y tế gần nhất.

Song song với việc yêu cầu cứu trợ từ cộng đồng quốc tế, các nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên Nepal cũng đang gấp rút tìm kiếm các nạn nhân còn sống sót và thi thể của những người đã thiệt mạng bị vùi lấp trong đống đổ nát. Chính phủ Nepal đã gấp rút dựng lều và phân phát thực phẩm cho người dân.

{keywords}

Người dân Nepal phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, một số người phải ngủ trong ống cống vì nhà đã bị phá hủy.  (Getty Images)

Hiện tại, các cơ sở y tế tại thành phố chịu ảnh hưởng lớn nhất từ vụ động đất Kathmandu đã bị quá tải và thiếu thốn thuốc men, vật tư. Đường xá tại đây đang hư hỏng nặng nề, gây cản trở nỗ lực cứu trợ.

Các cửa hàng tại thành phố này đang dần cạn kiệt các mặt hàng cần thiết nhất trong tình hình hiện giờ như nước đóng chai, thực phẩm và thẻ điện thoại, khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa. Các nhà thờ Hồi giáo, trung tâm thanh thiếu niên mở cửa cho người dân vào trú ẩn.

Bên ngoài Kathmandu, nhiều đội cứu hộ vẫn chưa tiếp cận các làng bị cô lập. Bộ trưởng Tài chính Nepal Ram Sharan Mahat nói trên Twitter rằng một máy bay trực thăng có khả năng quan sát vào ban đêm đã được triển khai đến Barpak, huyện Gorkha, nơi được cho là gần tâm chấn. Các số liệu báo cáo cho biết số người thiệt mạng tính riêng tại Gorkha đã là 47 người.

{keywords}

Một ngôi đền hoàn toàn bị phá hủy sau trận động đất.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông Nepal, chính phủ đã quyết định mở dịch vụ xuất nhập cảnh suốt cả ngày để cung cấp thị thực miễn phí cho thành viên của các tổ chức viện trợ nước ngoà. Nepal cũng đã phê duyệt khoảng 5 triệu USD để sử dụng ngay lập tức trong công tác ứng cứu.

Sở Địa chất Mỹ cho biết trận động đất xảy ra vào lúc 11h56 phút (giờ địa phương) tại Lamjung và được coi là một "trận động đất cạn", có mức độ tàn phá nặng nề hơn so với những cơn địa chấn tầng sâu. Đây là trận động đất cạn lớn nhất kể từ sau cơn địa chấn mạnh 8,2 độ richter ngoài khơi biển Chile vào ngày 1/4/2014.

Lan Phương