Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC) cho biết, trận động đất tại huyện Nhược Nhĩ Cái thuộc tỉnh Tứ Xuyên có cường độ 3,2 độ Richter đã xảy ra rạng sáng ngày 2/7 ở độ sâu 8km dưới lòng đất. Tiếp đó, một cơn địa chấn mạnh 4,5 độ làm rung chuyển huyện Hách Chương thuộc vùng Tất Tiết, tỉnh Quý Châu vào 11h11 trưa cùng ngày.

{keywords}
Lực lượng cứu hỏa huyện Hách Chương, Qúy Châu chuẩn bị lên đường cứu người bị nạn. Ảnh: DDCPC

Tờ Taiwannews nhận định, hiện tượng động đất liên tiếp xảy ra tại thượng nguồn sông Trường Giang, nơi đập Tam Hiệp được xây trên dòng chảy đã khiến nhiều người lo ngại rằng nếu tình trạng này còn tái diễn, thì một số con đập nhỏ hơn Tam Hiệp ở thượng nguồn Trường Giang có nguy cơ vỡ đập. Như vậy sẽ tạo ra một phản ứng domino khiến đập Tam Hiệp có thể sụp đổ theo

Ngoài ra, đập Tam Hiệp được xây dựng trên hai đường đứt gãy lớn là Jiuwanxi và Zigui Badong. Chỉ cần áp lực trong hồ chứa nước của đập có sự thay đổi lớn do lũ từ thượng nguồn đổ về, thì sẽ dẫn tới động đất và sạt lở gây ảnh hưởng xấu tới đập Tam Hiệp.

Trong vài ngày qua, hiện tượng lũ lụt đã xảy ra ở nhiều vùng nằm xung quanh đập Tam Hiệp, trong đó có thành phố Nghi Xương nằm cách đập chỉ 40km và khu danh thắng Phượng Hoàng cổ trấn thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Video: Động đất 4,5 độ Richter tại huyện Hách Chương, Qúy Châu ngày 2/7. Nguồn: Trang tin Đại kỷ nguyên

Tuấn Trần

Phượng Hoàng cổ trấn gần đập Tam Hiệp chìm trong biển lũ

Phượng Hoàng cổ trấn gần đập Tam Hiệp chìm trong biển lũ

Khu du lịch Phượng Hoàng cổ trấn có bề dày hơn 2.000 năm lịch sử đã trở thành nơi mới nhất chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ tại Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp, kiệt tác hay thảm họa lơ lửng trên đầu?

Đập Tam Hiệp, kiệt tác hay thảm họa lơ lửng trên đầu?

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện được cả thế giới biết đến, sừng sững chắn ngang dòng sông Dương Tử dài thứ 3 trên hành tinh. Nhưng thảm họa mà nó gây ra nếu bị vỡ sẽ vô cùng tàn khốc.