“Giới quân sự đang đặt lợi ích của họ lên hàng đầu, và điều này đã gây ra sự mất lòng tin. Quân đội hãy chứng tỏ sự chân thành bằng cách tổ chức nhiều cuộc đàm phán với tất cả đảng phái. Chúng tôi đã chứng kiến các cuộc đụng độ nổ ra trong thời gian thỏa thuận ngừng bắn được đưa ra, nhưng từ giờ sẽ còn nhiều cuộc đụng độ hơn nữa. Bản thân tôi có thể thấy rõ điều này sẽ còn leo thang hơn nữa dưới thời chính phủ quân sự”, Tướng phiến quân Yawd Serk thuộc tổ chức RCSS nói với Reuters.

{keywords}
Tướng phiến quân Yawd Serk thuộc RCSS. Ảnh: Reuters

Ông Yawd Serk cho biết, chính phủ quân sự đã liên hệ với RCSS sau khi cuộc chính biến diễn ra, nhằm đảm bảo rằng quân đội Myanmar sẽ không vi phạm Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA).

Theo Reuters, hiện còn ít nhất tám nhóm phiến quân ở Myanmar không tham gia NCA, trong đó có nhóm Quân đội Arakan luôn gây rối ở tỉnh Rakhine vài năm gần đây. “Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình hiện tại”, phát ngôn viên Quân đội Arakan nói.

Nhà phân tích Anthony Davis làm việc tại Tạp chí quốc phòng tình báo Janes nhận định, cuộc chính biến có thể sẽ dẫn đến các áp lực trong nước và quốc tế nhằm vào giới quân sự Myanmar, cũng như củng cố tham vọng của các nhóm phiến quân thiểu số.

“Mối nguy hiểm thực sự đối với những nhóm phiến quân này là việc họ thường không có khả năng thể hiện được một mặt trận thống nhất, và điều này trước đây đã từng cho phép quân đội Myanmar dùng chiến thuật ‘chia để trị’ hoặc kéo dài các cuộc đàm phán vô thời hạn”, ông Davis nói.

Tuấn Trần 

Người Myanmar gõ xoong, nồi phản đối đảo chính

Người Myanmar gõ xoong, nồi phản đối đảo chính

Tiếng gõ xoong nồi và tiếng còi xe đã vang dội khắp Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, vào tối hôm 2/2 vừa qua.

Bác sĩ 70 bệnh viện tại Myanmar đình công, phản đối đảo chính

Bác sĩ 70 bệnh viện tại Myanmar đình công, phản đối đảo chính

Các y bác sĩ của hàng chục bệnh viện trên khắp Myanmar đã tuyên bố đình công để phản đối cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2.