Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 22/5 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho gần 166,5 triệu người, xấp xỉ 3,5 triệu ca tử vong. Song, hơn 147,2 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.

{keywords}
 

Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với gần 33,9 triệu ca mắc và 603.394 bệnh nhân không qua khỏi. Song, tình hình dịch tại xứ sở cờ hoa đang tiến triển tích cực và nhiều tiểu bang đang tiến gần hơn tới việc dỡ bỏ dần, thậm chí toàn bộ các biện pháp hạn chế trong bối cảnh chính phủ cho tăng tốc quá trình tiêm chủng đại trà.

Đông Nam Á tiếp tục tăng mạnh ca mắc

Chỉ trong vòng 24 giờ qua, các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 22.822 ca dương tính với virus corona chủng mới, khiến tổng số ca bệnh toàn khối hiện xấp xỉ 3,8 triệu ca. Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Malaysia Timor Leste và Việt Nam đều ghi nhận các trường hợp tử vong vì dịch trong cùng khoảng thời gian, nâng tổng số bệnh nhân thiệt mạng của toàn khối lên hơn 75.000 người.

Làn sóng lây nhiễm mới đang biến Philippines trở thành "điểm nóng" về dịch ở ASEAN. Thêm 6.258 ca mắc mới và 141 trường hợp tử vong, cao nhất khu vực trong ngày 21/5 đã nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 ở nước này lên gần 1,2 triệu người, trong đó 19.763 ca bệnh không qua khỏi.

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi có thêm 3.481 ca mắc và 32 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ qua. Số ca nhiễm trong cộng đồng vẫn ở mức cao vài ngày trở lại đây, buộc nhà chức trách phải tăng cường các biện pháp phòng chống mầm bệnh nguy hiểm.

Tại Campuchia, dịch cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với 460 ca bệnh mới và 1 trường hợp tử vong trong ngày 21/5. Dịch bùng phát nghiêm trọng nhất kể từ năm ngoái đang buộc Chính phủ Campuchia phải áp phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.

Ca tử vong ở Mỹ Latinh và Caribbe cán mốc mới

Theo Reuters, virus SARS-CoV-2 đang lây lan với tốc độ chóng mặt ở Mỹ Latinh và vùng Caribbe, khiến số ca tử vong trong khu vực hiện đã vượt mốc 1 triệu người.

Từ những vùng cao nguyên đầy nắng gió ở Bolivia đến São Paulo của Brazil, đại dịch làm các hệ thống y tế của nhiều quốc gia điêu đứng, thậm chí trên bờ bức sụp đổ.

Tại Peru, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực, nhiều bệnh nhân Covid-19 đã tử vong ngay ở hành lang các bệnh viện đông đúc tại thủ đô Lima.

Nằm sâu trong rừng rậm Amazon của Brazil, nhiều cư dân của thành phố Manaus qua đời tại nhà vì không có oxy để lấp đầy những lá phổi bị tổn thương vì nhiễm virus corona, trong bối cảnh nguồn cung dưỡng khí y tế tại địa phương đã cạn kiệt.

Tính trung bình trong tháng 5, tới 31% số ca tử vong trên thế giới là ở Mỹ Latinh và vùng Caribbe, nơi chỉ chiếm 8,4% tổng dân số toàn cầu. 8 quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tính theo đầu người cao nhất thế giới trong tuần qua đều ở khu vực này.

Theo các bác sĩ và chuyên gia dịch tễ học, đại dịch đã gây bất choáng cho các chính phủ trong khu vực do họ không có sự chuẩn bị trước vào năm ngoái. Tác động càng nghiêm trọng khi các nhà lãnh đạo địa phương hạ thấp khả năng tàn phá của virus và không đảm bảo nguồn cung cấp vắc-xin kịp thời.

Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:

- Tại hội nghị thượng đỉnh G20 về sức khỏe toàn cầu hôm 21/5, ba hãng dược phẩm lớn Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson cam kết sẽ cung cấp khoảng 3,5 tỷ liều vắc-xin ngừa Covid-19 với giá gốc hoặc có chiết khấu cho quốc gia thu nhập trung bình và thấp.

- Samira Asma, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong vì SARS-CoV-2 trong thực tế có thể cao gấp 2 - 3 lần con số thống kê chính thức hơn 3 triệu người như hiện nay. Dựa vào tỷ lệ số ca tử vong vượt mức dự báo của năm 2020, WHO nhận định thế giới đang bỏ lọt rất nhiều người chết có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến virus.

- Chính phủ Nhật vừa quyết định đưa tỉnh Okinawa vào danh sách các khu vực phải áp tình trạng khẩn cấp do số ca nhiễm mới tăng vọt gần đây. Động thái đồng nghĩa số tỉnh phải áp tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn đà lây lan của virus đã tăng lên 10 tỉnh.

- Pháp thông báo sẽ tái mở cửa tháp Eiffel đón khách từ ngày 16/7 sau nhiều tháng nơi này phải tạm dừng hoạt động. Theo quy định mới, địa điểm du lịch hút khách này sẽ phải hạn chế công suất phục vụ xuống mức 10.000 khách/ngày và vẫn phải thực hiện các biện pháp y tế phòng chống dịch.

- Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tuyên bố, từ ngày 27/5, nước này sẽ nới lỏng hạn chế tụ tập nơi công cộng, đồng thời cho phép hầu hết quán bar và nhà hàng phục vụ rượu. Đây là giai đoạn hai trong kế hoạch nới lỏng phong tỏa toàn quốc gồm 4 giai đoạn của nước này.

Tuấn Anh

Covid-19 quay lại Singapore, Ấn Độ hơn 4.000 ca tử vong mỗi ngày

Covid-19 quay lại Singapore, Ấn Độ hơn 4.000 ca tử vong mỗi ngày

Tình hình Covid-19 ở Ấn Độ chưa có dấu hiệu cải thiện, trong khi dịch bùng phát mạnh trở lại ở Singapore, nơi từng được coi là điển hình thành công trong cuộc chiến chống virus corona chủng mới.

Malaysia báo động đỏ Covid-19, Lào gia hạn phong tỏa toàn quốc

Malaysia báo động đỏ Covid-19, Lào gia hạn phong tỏa toàn quốc

Ngày 20/5, Malaysia tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới về số ca nhiễm và tử vong trong 24 giờ, với lần lượt 6.806 và 59 ca. 

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.