Đây là câu chuyện tình nảy sinh trong giai đoạn lịch sử bi thảm nhất, nhưng cũng đầy lãng mạn dưới sự cai trị của chế độ Đức quốc xã.

TIN BÀI KHÁC

Ngay sau khi Hitler lên nắm quyền năm 1933, các quan chức chính quyền Đức khi đó đã ban hành Luật Nuremberg, cấm mọi mối quan hệ giữa người Đức và người Do Thái, theo Daily Mail.

Tuy nhiên, một tình yêu đã nảy nở giữa một sĩ quan chỉ huy thuộc tổ chức vũ trang Schutzstaffel (SS) của Đức Quốc xã và một nữ tù nhân Do Thái sắp đối mặt với cái chết, ngay tại trại tập trung tử thần khét tiếng Auschwitz ở phía nam của Ba Lan.

{keywords}

Sĩ quan Franz Wunsch và Helena Citronova. (Ảnh: Daily Mail)

Auschwitz là một nơi vô cùng đáng sợ, mà một khi bị bắt vào, người ta sẽ làm mọi thứ để được sống sót, để tránh bị đưa đến các phòng hơi ngạt. 

Helena Citronova cũng là một trong số những tù nhân ở đây. Tuy nhiên, cô đã sống sót một cách thần kỳ và cứu được cả người thân của mình, nhờ vào tình yêu cô dành cho một sĩ quan Đức.

Là một nguời Do Thái từ Slovakia, cô bị đưa đến làm việc trong một nhà xưởng, chuyên sắp xếp lại đồ đạc, tư trang của những người không may thiệt mạng để vận chuyển đến Berlin, cung ứng cho quân đội Đức quốc xã trong chiến tranh.

{keywords}{keywords}{keywords}
Trại tập trung Auschwitz là nơi ít nhất 1,2 triệu người bị sát hại. (Ảnh: AP, EPA)

Tại đây, năm 1942, cô đã gặp Franz Wunsch, người gốc Áo. Chuyện tình của họ từng được nói tới trong một chương trình truyền hình Mỹ về trại tử thần, nơi ít nhất 1,2 triệu người đã bị giết hại:

"Mối quan hệ giữa Franz Wunsch và Helena Citronova là một điều bất ngờ. Ai có thể ngờ được rằng, ở Auschwitz, nơi đầy sự chết chóc, đau đớn và tàn ác, lại hiện hữu một thứ trong sáng như tình yêu?" 

"Giờ phút định mệnh có lẽ sẽ không tồn tại, nếu Helena không được mời hát chúc mừng trong sinh nhật Wunsch. Cô lẽ ra đã không sống sót, với án tử được đưa ra ngày hôm đó". 

"Wunsch đã gửi tặng cô bánh quy, cùng với dòng ghi chú 'Tình yêu - Tôi đã yêu em'. Thậm chí, viên sĩ quan trẻ đã tìm cách cứu sống cả Rozinka, chị gái của Helena".

{keywords}
Sĩ quan Franz Wunsch (bên trái). (Ảnh: Daily Mail)

Nhiều năm sau đó, Helena, kể lại trên một chương trình truyền hình Israel: "Khi anh ấy bước vào nơi tôi đang làm việc, anh ấy đã ném một mẩu giấy nhỏ cho tôi. Tôi vò nát mẩu giấy ngay lập tức, nhưng vẫn kịp nhìn thấy dòng chữ ‘tình yêu – tôi đã yêu em' ".

"Khi ấy tôi nghĩ rằng mình thà chết còn hơn là giao du với một tên lính SS. Trong suốt một khoảng thời gian dài, tôi chỉ thấy căm ghét. Tôi thậm chí còn không nhìn vào anh ta", bà nói.

Dù vậy, Helena thừa nhận cảm xúc của bà dành cho Wunsch đã thay đổi theo thời gian, đặc biệt là khi ông đã tìm cách cứu chị gái và các cháu của bà, khi họ bị gửi đến phòng hơi ngạt.

{keywords}
Helena Citronova (bên trái) cùng với chị và cháu gái. (Ảnh: BBC)

“Wunsch nói với tôi: ‘Hãy nhanh chóng nói tên chị của em với tôi trước khi quá muộn’. Tôi đáp: ‘Làm sao anh có thể. Chị ấy đến cùng với 2 đứa con của mình’. Anh ấy đáp: ‘Những đứa trẻ thì khác. Chúng không thể sống sót ở đây’. Rồi anh ấy chạy đến lò hỏa thiêu và tìm thấy chị tôi”, Helena nói.

Wunsch đã cứu chị gái Helena, bằng cách nói bà làm việc cho mình trong trại, nhưng không thể cứu sống những đứa trẻ. Helena và chị gái mình đã sống sót trong trại tử thần Auschwitz.

Nhiều năm sau đó, họ đã làm chứng bào chữa cho Wunsch trước phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh.

Helena nói trong một cuộc phỏng vấn: “Anh ấy đã làm một điều tuyệt diệu. Đã có những lúc tôi quên rằng tôi là một người Do Thái, còn anh ấy thì không, và thực lòng thì, cuối cùng tôi đã phải lòng Wunsch. Nhưng tình yêu này không thể là hiện thực”.

Tại phiên tòa xét xử Franz Wunsch vào năm 1972 ở Vienna, Áo, nhiều nhân chứng sống sót đã kết tội cựu sĩ quan này là một “kẻ căm ghét người Do Thái bẩm sinh”, từng làm nhiệm vụ chỉ định cái chết cho tù nhân đến từ các chuyến tàu khắp châu Âu, ra tay đánh đập dã man cả phụ nữ lẫn đàn ông và là kẻ trực tiếp kích hoạt những liều thuốc độc Zyklon-B chết người trong các phòng hơi ngạt.

Trước phiên tòa với sự có mặt của Helena và chị gái bà, Wunsch cho biết: “Sự khao khát đã thay đổi hành vi tàn bạo của tôi. Tôi đã yêu Helena Citronova và điều đó đã thay đổi tôi. Tôi trở thành một người khác vì sự ảnh hưởng của cô ấy”.

Mặc dù có rất nhiều bằng chứng về việc tham gia các vụ giết người hàng loạt của cựu sĩ quan SS, song Wunsch đã được thẩm phán tuyên bố trắng án do thời hiệu quản lý tội ác chiến tranh tại Áo đã kết thúc. Wunsch qua đời cách đây sáu năm.

Trong một cuộc phỏng vấn, Helena từng nói: “Tôi không hề quên dù chỉ một phút, tôi nhớ như in về mọi thứ… Thực tế là tôi đã được cứu sống, nhờ anh ấy. Tôi không chọn điều đó, nó chỉ đơn giản diễn ra. Một mối quan hệ này chắc chỉ có thể xảy ra tại một nơi như thế nếu ở trên hành tinh khác". 

"Khi tôi còn trẻ, tôi chẳng hề bận tâm đến quá khứ. Nhưng giờ đây mọi kí ức đang ùa về, giống như một chiếc boomerang”, Helena ngậm ngùi nhớ lại. Bà qua đời vào năm 2005 tại Israel. 

Lan Phương