Dựa vào các số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới cũng như hai tập đoàn IG Group và Google, hãng thông tấn CNBC đã lập danh sách 5 lãnh đạo nữ của chính phủ các nước được trả lương cao nhất thế giới.

Dưới đây là danh sách xếp theo thứ tự tăng dần:

5. Thủ tướng Erna Solberg, Na Uy - 210.710USD

{keywords}
 

Erna Solberg hiện là thủ tướng của Na Uy, một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới với GDP bình quân đầu người lên tới 70.812USD (GDP bình quân đầu người của Mỹ thấp hơn, hiện ước đạt 57.467USD). Đất nước Bắc Âu này cũng được đánh giá là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh.

Bà Solberg đã có bằng thạc sĩ về xã hội học, chính trị học, thống kê và kinh tế học. Với cương vị đứng đầu Chính phủ Na Uy, bà Solberg nhận lương 210.710 USD/năm.

4. Thủ tướng Theresa May, Anh - 212.247USD

{keywords}
 

Theresa May là người phụ nữ thứ hai từng đắc cử ghế Thủ tướng Anh. Bà được bầu vào vị trí lãnh đạo chính phủ vào năm 2016, đúng vào lúc Anh tổ chức bỏ phiếu ủng hộ việc rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Anh hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, với GDP hàng năm hơn 2.600 tỉ USD.

Bà May xếp thứ 4 trong danh sách các nữ lãnh đạo được trả lương cao nhất thế giới, với mức lương 212.247 USD/năm.

3. Thủ tướng Katrín Jakobsdóttir, Iceland - 242.619USD

{keywords}
 

Giống như bà May, Katrín Jakobsdóttir cũng là nữ thủ tướng thứ hai của đất nước mình, Iceland. Bà Jakobsdóttir từng là cây bút tự do, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị vào đầu những năm 2000.

Dù GDP hàng năm của Iceland tương đối nhỏ, chỉ đạt 20 tỉ USD, nhưng do dân số vô cùng khiêm tốn, chỉ gồm 334.252 người, nên đất nước này có GDP bình quân đầu người tốp đầu thế giới, đạt khoảng 59.977USD. Bà Jakobsdóttir cũng là nữ lãnh đạo được trả lương cao thứ ba thế giới với 242.619 USD/năm.

2. Thủ tướng Jacinda Ardern, New Zealand - 339.862USD

{keywords}
 

Không giống nhiều thủ tướng và tổng thống khác trên thế giới, bà Jacinda Ardern làm việc cho chính phủ từ khi còn rất trẻ. Bà Ardern tham gia chính phủ của cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark ngay sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2001.

Hiện tại, bà Ardern đã trở thành người đứng đầu Chính phủ New Zealand, nền kinh tế lớn thứ 53 trên thế giới với GDP bình quân đầu người là 39.427USD. Bà cũng được nhận mức lương khá hậu hĩnh so với các nữ lãnh đạo khác trên thế giới, đạt 339.862 USD/năm.

1. Thủ tướng Angela Merkel, Đức - 369.727USD

{keywords}
 

Sinh ra và lớn lên ở Đông Đức, rồi trở thành Thủ tướng của Liên bang Đức kể từ năm 2005, bà Angela Merkel có lẽ là nữ lãnh đạo thế giới nổi tiếng nhất kể từ thời "Bà đầm thép Anh" Margaret Thatcher. Bà Merkel cũng thường được đem ra so sánh với cố nữ Thủ tướng Anh.

Bà Merkel hiện là lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật, với GDP hàng năm đạt khoảng 3.470 tỉ USD. Với mức lương 369.727 USD/năm, bà Merkel đứng đầu danh sách các nhà lãnh đạo nữ hưởng lương cao nhất thế giới.

Tuấn Anh 

Malaysia muốn hủy các dự án triệu đô đã ký với TQ

Malaysia muốn hủy các dự án triệu đô đã ký với TQ

Thủ tướng Malaysia nói, nước này đang tìm cách hủy các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng triệu USD do chính phủ tiền nhiệm ký với Trung Quốc.

Pha thoát chết thần kỳ khi bị xe trộn bê tông nghiến qua đầu

Pha thoát chết thần kỳ khi bị xe trộn bê tông nghiến qua đầu

Một phụ nữ đi xe máy đã thoát chết thần kỳ khi gặp nạn giữa đường và bị xe trộn bê tông nghiến qua đầu.

Thổ Nhĩ Kỳ tố Mỹ 'đâm sau lưng' đồng minh

Thổ Nhĩ Kỳ tố Mỹ 'đâm sau lưng' đồng minh

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ đang tìm cách "đâm sau lưng" nước này, đúng vào lúc căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia đồng minh cùng thuộc NATO.

Ngày này năm xưa: Vụ trộm tranh quý táo tợn nhất thế kỷ 20

Ngày này năm xưa: Vụ trộm tranh quý táo tợn nhất thế kỷ 20

Ngày 21/8/1911, bức họa Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci bị đánh cắp khỏi bảo tàng Louvre, Pháp. Đây được coi là vụ trộm tranh quý táo tợn nhất thế kỷ 20.

TQ bất ngờ kêu gọi dân đẻ thêm con

TQ bất ngờ kêu gọi dân đẻ thêm con

Trung Quốc dường như đang muốn dứt bỏ chính sách hạn chế gia tăng dân số đã có từ nhiều thập kỷ qua, nhằm tháo gỡ một "quả bom" nhân khẩu học tại nước này.