Với sự bổ nhiệm này, lần đầu tiên toà nhà nổi tiếng ở Lubyanka có một ông chủ là cán bộ an ninh chuyên nghiệp. Trước đó, những người tiền nhiệm của Beria đều là cán bộ Đảng. Cùng với Yu. Andropov, Beria là lãnh đạo thâm niên nhất ở cơ quan lừng danh này.

Từ lúc đứng đầu Bộ Nội vụ, Beria trở thành một trong những người thân cận nhất của I. V. Stalin, nhiều khi có ảnh hưởng quyết định đến những kế hoạch của vị lãnh tụ tối cao của đất nước Xô-viết.

Từ trước đến nay, người ta thường nói về Beria như là người chịu trách nhiệm về những đợt thanh trừng trong các năm 1937-1938 và những năm chiến tranh. Tuy nhiên, ít người biết rằng ông còn là con người của nhiều công việc quốc gia đại sự, và rất được việc.

Trong Chiến tranh Vệ quốc, với tư cách là Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Beria thường xuyên đi thị sát các mặt trận và theo nhiều người, gây ra nỗi kinh hoàng cho các vị tư lệnh.

{keywords}
Lavrentiy Pavlovich Beria và con gái của Stalin. Ảnh: Wikipedia

Những bức điện Beria gửi về đại bản doanh cho I. V. Stalin thường đóng vai trò quyết định trong việc bổ nhiệm, cách chức các vị chỉ huy. Với tính cách quyết đoán, Beria thường làm khó dễ và gây tâm lí căng thẳng cho các bộ tham mưu, đôi khi còn can thiệp sâu vào kế hoạch tác chiến của các vị tư lệnh.

Tuy nhiên, chiến tranh không phải là một cuộc dạo mát. Beria - cũng như các đặc phái viên khác của Stalin, thường được phái đến những hướng gay cấn nhất, quan trọng nhất. Những ai không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị khiển trách, phê bình, cách chức, thậm chí bỏ tù. 

Cũng trong những năm chiến tranh, các lực lượng nội vụ dưới quyền Beria đã đảm nhiệm đến 15% khối lượng các công việc xây dựng của nền kinh tế quốc dân, xây dựng 842 sân bay các loại, 3.573km đường sắt, 4.700km đường bộ, lắp đặt 1.056km đường ống dẫn dầu, 9 nhà máy hoá chất, 16 lò luyện thép, khai thác quặng quý hiếm phục vụ quốc phòng.

Ngay cả những người thù ghét Beria cũng phải thừa nhận Lavrentiy Pavlovich là người thạo việc, có tính quyết đoán, nhất là trong những tình huống khó khăn.

Ở Liên Xô trước đây, người ta thường gắn các từ “cải cách” với N. Khrushev, “cải tổ” với M. Gorbachev. Nhưng có một sự thật mà trong một thời gian dài hầu như bị quên lãng. Lavrentiy Beria mới là tác giả của nhiều ý tưởng mới mẻ, táo bạo mà sau này được Khrushev và Gorbachov vay mượn, phát triển.

Khrushev không phải là người đầu tiên nêu ra và lên án tệ sùng bái cá nhân - tại Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (1956). Trên thực tế, ông không sáng tạo điều gì mới mẻ mà chỉ sử dụng một cách “sáng tạo” các đề xuất được Beria đề cập từ 3 năm trước đó.

Nhiều người tin rằng, Gorbachev “có công” trong việc thống nhất nước Đức. Nhưng các trang hồ sơ mới giải mật lại cho thấy rằng từ trước cuộc cải tổ quá đà của Gorbachev trên 30 năm trước đó, tại một hội nghị trung ương diễn ra năm 1953, Beria đã công khai tuyên bố: “Không phải chúng ta là người xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đức; hãy để họ thống nhất với nhau như những nhà nước hoà bình”.

Chính Beria đề nghị bình thường hoá quan hệ với Nam Tư. Cũng chính Beria chủ trương tinh giản bộ máy an ninh và tiến hành các biện pháp làm trong sạch bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành nội vụ, đề nghị cắt giảm kinh phí dành cho các tổ hợp công nghiệp quân sự để giảm gánh nặng cho nền kinh tế.

Đến gần đây, người ta mới được biết rằng chính là Beria là người trực tiếp chỉ đạo Tổng cục Tình báo đối ngoại Liên Xô tổ chức đánh cắp tài liệu mật về dự án bom nguyên tử của Mỹ.

Tiếp đó, do dự án nguyên tử của Liên Xô dưới quyền chỉ đạo của V. Molotov hầu như dẫm chân tại chỗ, đầu năm 1945 Beria đã phải xắn tay vào. Kết quả là công việc có ngay được “khí thế Nga” như Stalin đánh giá.

Ngày 29/8/1949, khi quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô nổ thành công, Beria là Chủ tịch Uỷ ban Nhà nước sự kiện này. Một trong những tác giả của bom nguyên tử Liên Xô - Viện sĩ Yu. Khariton đã khẳng định, nếu cơ sở nguyên tử của đất nước không nằm trong tay Beria thì rất ít hi vọng có được thành công mỹ mãn và nhanh chóng như thế...

Không phải ngẫu nhiên trong ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô thời kì ấy đã hình thành ý nghĩ vững chắc rằng, mọi công việc đều được bảo đảm thành công, nếu việc ấy do Beria lãnh đạo.

Mặt khác, dù có những thành tích không thể phủ nhận và năng lực tổ chức hiếm thấy, song Beria là một người tàn nhẫn và hám quyền, có thái độ đố kị với người khác, lại đánh giá quá cao sức mạnh thực tế của mình. Vì vậy mà Beria là một “nhân vật nguy hiểm”, đặc biệt nguy hiểm đối với các những ai không ưa ông.

Nguyên Phong

Những 'người lính' bốn chân quả cảm của Liên Xô

Những 'người lính' bốn chân quả cảm của Liên Xô

Nhiều chú chó ở Liên Xô không chỉ tham gia chiến tranh như một người lính, mà còn trở thành phi hành gia vũ trụ.

“Điệp viên có ảnh hưởng” khiến Liên Xô tan rã

“Điệp viên có ảnh hưởng” khiến Liên Xô tan rã

Alexander Yakovlev, “kiến trúc sư cải tổ” Liên Xô đã bị vạch mặt là “điệp viên có ảnh hưởng” của Mỹ.