Theo kế hoạch, lễ cưới sẽ được tổ chức kín đáo với quy mô vừa phải và có sự tham dự của 300 khách mời, bao gồm các Hoàng tộc Malaysia và bạn bè thân thiết của Thái tử. Buổi lễ sẽ bắt đầu với nghi thức trang trọng, cặp đôi sẽ xuất hiện trên kiệu, và kết thúc với một buổi yến tiệc Hoàng gia.

{keywords}
Cặp đôi sẽ tổ chức lễ cưới vào ngày 19/4. (Ảnh: Walikali)

Sau đó, Thái tử Tengku Muhammad Faiz Petra sẽ dự một số sự kiện để giới thiệu vợ mình với công chúng. Ông tuyên bố sẽ tặng toàn bộ quà cưới cho các tổ chức phúc lợi ở Kelantan như trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão và các tổ chức phi chính phủ.

{keywords}
Thái tử Tengku Muhammad Faiz Petra.  (Ảnh: Bernama)

Trưởng ban nghi lễ Cung điện Kelantan là Tengku Mohamed Faziharudean Tengku Feissal cho biết: "Thái tử mong người dân sẽ chúc phúc cho cuộc hôn nhân của ngài diễn ra suôn sẻ và được Thánh Allah ban phước".

Tengku Muhammad Faiz, 45 tuổi, và Sofie Louise Johansson, 33 tuổi, gặp nhau ở Anh khi Thái tử Malaysia học chuyên ngành lịch sử tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London và Đại học London. 

{keywords}
Sofie Louise Johansson sinh năm 1985 ở Thụy Điển. (Ảnh: Bernama)

Sofie Louise Johansson có bằng tiếng Anh và Xã hội học. Thông tin về cha mẹ và các anh chị em của cô gái này không có trên mạng.

Hồi tháng 1, Quốc vương Muhammad V thông báo thoái vị, một quyết định gây chấn động vì ông là Quốc vương đầu tiên làm việc này từ khi Malaysia giành độc lập năm 1957. Có tin ông kết hôn với hoa khôi Nga Oksana Voevodina trước khi thoái vị nhưng cả ông và Hoàng gia không xác nhận điều này.

{keywords}
Ảnh: Bernama

Malaysia là quốc gia theo chế độ quân chủ nhưng có sự sắp xếp độc đáo khi ngai vàng quốc gia đổi chủ 5 năm một lần, giữa 9 tiểu vương đứng đầu 9 bang Hồi giáo. Bảy trong số 9 hoàng tộc theo chế độ quân chủ cha truyền con nối.

Mặc dù vai trò của Quốc vương chỉ mang tính hình thức, Hoàng gia Malaysia rất được tôn trọng, đặc biệt là từ bộ phận dân theo đạo Hồi. Việc chỉ trích Quốc vương và Hoàng gia bị nghiêm cấm.

Thanh Hảo