Trung Quốc vừa hứng chịu đợt mưa lũ kéo dài tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua. Nhiều vùng rộng lớn ở miền nam nước này ngập trắng, khiến những cánh đồng lúa, rau và các loại hoa màu bị hỏng hết. 

Thửa ruộng của Bao Wentao, 19 tuổi, nằm ở gần hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây, cũng chịu chung số phận.

{keywords}
Làng của Bao Wentao gần hồ Bà Dương ngập trong nước. Ảnh: Bao Wentao

"Mùa màng thất bát", Bao than thở trong một cuộc phỏng vấn của CNN Business qua WeChat. Chàng trai này cho biết, gia đình anh thiệt hại các loại nông sản trị giá khoảng 200.000 Nhân dân tệ (28.000USD). "Lúa gần chín hết và chuẩn bị cho thu hoạch thì lũ lụt ập đến. Mất hết rồi".

Tháng trước, hồ Bà Dương bị tràn nước, tàn phá hàng nghìn mẫu ruộng ở nơi được ví như "mảnh đất của lúa và cá" này. Vùng lòng chảo sông Dương Tử rộng lớn hơn - bao gồm cả hồ Bà Dương cùng hàng nghìn km từ Thượng Hải ở miền đông tới Tây Tạng ở miền tây - cung cấp tới 70% tổng sản lượng lúa của toàn Trung Quốc.

{keywords}
Mưa kéo dài gây ngập lụt nhiều khu vực ở miền nam và đông Trung Quốc. Ảnh: CGTN

Với những người nông dân như Bao và cha anh, thiệt hại mà họ phải chịu đựng là quá tàn khốc. Mưa đã phá nát các loại cây trồng mà họ sắp thu hoạch, và lũ lụt càng khiến cho họ không thể làm được gì để cứu vãn tình hình trong năm nay.

"Đất vẫn ngập trong nước", Bao nói. "Có nghĩa là chúng tôi không trồng trọt được gì cả năm nay".

Trận lụt nhấn chìm trang trại của Bao cùng hơn 13 triệu mẫu đất trồng trọt (bằng diện tích bang Tây Virginia của Mỹ) là tồi tệ nhất mà Trung Quốc đã đối mặt trong nhiều năm. Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp nước này ước tính, thiệt hại kinh tế trực tiếp của thảm họa là 21 tỷ USD, tính theo đất nông nghiệp, đường sá và các tài sản khác bị tàn phá. Khoảng 55 triệu người, trong đó có những người nông dân như Bao, bị ảnh hưởng.

{keywords}
Ảnh chụp từ trên cao một khu trồng trọt thuộc huyện Shimen, tỉnh Hồ Nam, ngày 6/7. Ảnh CNN

Đây là một đòn giáng mạnh xuống nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vốn đã rơi vào cảnh ảm đạm vì Covid-19. Đến nay, Bắc Kinh vẫn đảm bảo được nguồn cung thực phẩm bằng cách nhập số lượng lớn nông sản từ bên ngoài và tung ra hàng chục triệu tấn từ các kho dự trữ chiến lược.

Nhưng giới phân tích cảnh báo những biện pháp như vậy không kéo dài được lâu. Quan hệ căng thẳng giữa nước này và phần lớn thế giới phương Tây, cộng với các diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, có thể khiến hoạt động nhập khẩu lương thực khó khăn hơn trong tương lai.

Trong khi đó, tình hình mưa lũ ở Trung Quốc có thể sẽ còn xấu thêm, dự kiến kéo dài hết tháng 8. Các nhà chức trách cảnh báo thiên tai có thể lan xa hơn về phía bắc, đe dọa thời điểm lúa mì và ngô vào mùa thu hoạch.

Nhóm phân tích của thuộc hãng Shenwan Hongyuan Trung Quốc ước tính, nước này có thể mất 11,2 triệu tấn lương thực so với năm ngoái, tính theo diện tích nông nghiệp bị phá hủy đến giữa tháng 7. Con số này tương đương với 5% lượng gạo mà Trung Quốc sản xuất được. Đó là chưa kể đến thiệt hại về mì, ngô cùng nhiều loại cây trồng khác.

Hiện giá ngô và đậu tương ở Trung Quốc đều đang tăng cao. Trong nửa đầu năm 2020, giá ngô trong nước đã tăng khoảng 30% so với cuối năm ngoái, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp. 

Thanh Hảo

Hình ảnh loạt thành phố Trung Quốc ngập trong lũ, đập Tam Hiệp mở 6 cửa xả

Hình ảnh loạt thành phố Trung Quốc ngập trong lũ, đập Tam Hiệp mở 6 cửa xả

Trung Quốc vừa trải qua đợt mưa lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập niên dọc sông Dương Tử, cả ở phía trên và phía dưới đập Tam Hiệp.

Trung Quốc sẽ ra sao nếu thảm họa ập xuống sông Dương Tử?

Trung Quốc sẽ ra sao nếu thảm họa ập xuống sông Dương Tử?

Trung Quốc đối mặt với nhiều thảm họa trong năm 2020, bao gồm những trận mưa đã và đang gây thiệt hại lớn.