Trong một bài viết trên CNN, tác giả James Griffiths chỉ ra vì sao Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á thành công trong ngăn chặn Covid-19, trong khi châu Âu vẫn đang chật vật đối phó với dịch bệnh.

{keywords}
Ảnh: Reuters

'Cú thử nghiệm' thành công

Hôm 19/10, Trung Quốc công bố sự tăng tưởng kinh tế tích cực trong quý thứ 2 liên tiếp, thể hiện mức độ hồi phục nhanh chóng. Tin vui này xuất hiện sau "cú thử nghiệm" có thể nói là thành công, cho phép hàng triệu người di chuyển khắp Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng.

Đối với nhiều người ở châu Âu, cách đối phó virus corona của Trung Quốc được hiểu là những gì nước này làm khi phong tỏa suốt 76 ngày ở Vũ Hán, nơi ổ dịch Covid-19 đầu tiên được phát hiện cuối 2019. Nhưng trên thực tế, nhiều khu vực khác của Trung Quốc cũng trải qua những hạn chế nghiêm ngặt chưa từng có, kể cả trong giai đoạn đầu của đại dịch khi các lệnh phong tỏa tương tự được áp đặt ở một loạt thành phố khắp Trung Quốc.

Thành công của Trung Quốc trong kiểm soát virus không phải là kết quả của các biện pháp kiểm dịch ban đầu đó - mặc dù chúng đã được sử dụng hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh. Đó là nhờ cách nước này xử lý mọi việc sau khi mọi người được phép đi lại. Đặc biệt, khả năng theo dõi và truy vết các ca bệnh trên toàn quốc bất cứ khi nào có dấu hiệu một chùm lây nhiễm mới đã cho phép chính phủ phản ứng nhanh chóng và sớm kiểm soát được dịch ở địa phương.

Một hệ thống hữu hiệu

Chẳng hạn, một hệ thống "mã sức khỏe" được sắp xếp theo màu sắc được triển khai để theo dõi chuyển động của mọi người. Nhiều doanh nghiệp quy định một người phải có hóa đơn sức khỏe (màu xanh) rõ ràng và mã QR tương ứng thì mới được vào bên trong, đảm bảo hầu hết mọi người phải dùng biện pháp này, giúp cho việc truy vết dịch bệnh trở nên dễ dàng.

Những biện pháp như vậy giúp chính quyền các địa phương nhanh chóng phong tỏa từng khu vực cụ thể, hoặc tiến hành xét nghiệm diện rộng khi cần thiết. Có thể thấy điều này rõ nhất và mới nhất ở thành phố Thanh Đảo ở đông bắc Trung Quốc, nơi hơn 10 triệu người được làm xét nghiệm chỉ trong khoảng một tuần sau khi xuất hiện 12 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

{keywords}
Ảnh: China Daily/Reuters

Giữa các tỉnh và khu vực, ranh giới được giám sát chặt chẽ. Giao thông công cộng có thể bị hạn chế, thậm chí dừng hoàn toàn, trong trường hợp xuất hiện ổ dịch. Người từ bên ngoài vào Trung Quốc cũng chịu kiểm soát chặt, với các biện pháp cách li được thực thi ngay khi đến. Sự kiểm soát còn được hỗ trợ bởi việc đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định vệ sinh công cộng, được chính quyền giám sát và khuyến khích thông qua các chiến dịch tuyên truyền rộng khắp.

Tất cả những biện pháp đó cũng chứng tỏ rất hiệu quả ở nhiều quốc gia châu Á khác.

Khu vực Đông Á từng trải qua đại dịch SARS (hội chứng viêm đường hô hấp cấp) năm 2003, và ký ức về nó vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều người, nên họ không ngại dùng khẩu trang cùng các biện pháp phòng ngừa khác. Trong khi đó ở nhiều nơi thuộc châu Âu và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, việc đeo khẩu trang đến nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, dù chúng chứng tỏ hiệu quả thực sự trong ngăn chặn virus lan truyền.

Ngoài ra, nhiều nước châu Á cũng vạch sẵn kế hoạch ngăn chặn các đợt bùng phát tiềm tàng. Và, như Trung Quốc, dù bị chỉ trích vì cách thức đối phó dịch bệnh lúc đầu ở vũ Hán, nhưng ngay khi xác nhận đây là một hiểm họa quốc gia, Bắc Kinh đã phản ứng nhanh chóng và quyết đoán, không giống như ở châu Âu và Mỹ.

Năng lực giám sát rộng rãi

Trung Quốc cũng luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ ngay cả khi mọi thứ đã trở lại bình thường, có thể phản ứng ngay lập tức với các ổ dịch mới, theo dõi và truy vết bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm virus thông qua các mã QR, các ứng dụng, và năng lực giám sát rộng rãi. Các nỗ lực tương tự cũng được thực hiện ở Hàn Quốc cùng nhiều quốc gia châu Á khác.

Nếu đem so sánh, việc truy vết nguồn gốc ổ dịch ở châu Âu hiện nay vẫn là một mớ hỗn độn, và năng lực tiến hành xét nghiệm diện rộng vẫn còn thiếu ở nhiều quốc gia. Các biên giới ở châu Âu phần lớn vẫn mở rộng, dù khối có quyền đóng các đường biên giới vì sức khỏe cộng đồng. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lưu ý hồi tháng 3 rằng "hầu hết cộng đồng toàn cầu vẫn chưa sẵn sàng, cả về tư duy lẫn vật chất, để thực thi các biện pháp đã được triển khai ngăn chặn Covid-19 ở Trung Quốc".

"Nền tảng của các biện pháp đó chính là giám sát chủ động tối đa để phát hiện sớm các ca bệnh, chẩn đoán kịp thời, cô lập ngay, truy vết và cách ly nghiêm những người tiếp xúc gần, và một mức độ hiểu biết cũng như chấp nhận các biện pháp phòng dịch của người dân", báo cáo của WHO nêu cụ thể.

Thật không may, trong những tháng gần đây, ngay cả khi cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc chứng tỏ rất hiệu quả và các mô hình tương tự cũng mang lại thành công ở Hàn Quốc, Nhật Bản cùng nhiều nước châu Á khác, châu Âu vẫn tiếp tục tụt lại phía sau.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Thanh Hảo

Bỉ đối mặt “sóng thần” lây nhiễm, Moscow tiêm vắc-xin Covid-19 cho dân

Bỉ đối mặt “sóng thần” lây nhiễm, Moscow tiêm vắc-xin Covid-19 cho dân

Theo thống kê của hãng tin Reuters, tốc độ lây nhiễm virus corona đã tăng nhanh. Trong vòng 32 ngày qua, số người nhiễm virus trên toàn cầu đã tăng từ 30 triệu lên 40 triệu.

Kinh tế Mỹ có thể mất 16 nghìn tỷ đôla vì Covid-19

Kinh tế Mỹ có thể mất 16 nghìn tỷ đôla vì Covid-19

Đó là ước tính vừa được đưa ra trong một nghiên cứu mới về tác động tàn khốc của đại dịch Covid-19, tính cả sản lượng kinh tế lẫn cuộc sống của con người.