Đài NHK của Nhật tháng trước đưa tin, Nhật hoàng Akihito, 82 tuổi, muốn thoái vị trong vài năm tới. Đây được coi là điều chưa từng có trong tiền lệ thời hiện đại ở Nhật.

Dân chúng Nhật Bản cảm thông với ước muốn rõ ràng của người đứng đầu Hoàng gia đã cao tuổi. Tuy nhiên, ý tưởng truyền ngôi cho Thái tử Naruhito của Nhật hoàng lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của các quan chức bảo thủ trong chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe.

Theo Reuters, phe bảo thủ ở Nhật đã phản đối việc sửa đổi luật để Nhật hoàng Akihito thoái vị với lập luận có nhiều vấn đề khó khăn, từ tước vị tới những xung đột có thể phát sinh với Nhật hoàng mới.

Những người thủ cựu cho rằng, sau khi Nhật hoàng thoái vị, bước tiếp theo sẽ là để phụ nữ lên nắm ngai vàng, trái với truyền thống. Hơn nữa, một cuộc tranh cãi về tương lai hoàng gia có thể làm chệch hướng nỗ lực chỉnh sửa hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của Thủ tướng Abe.

{keywords}

Đảng cầm quyền của Thủ tướng Abe và liên minh hồi tháng trước đã giành chiến thắng với 2/3 đa số tại Thượng viện, và do đã kiểm soát Hạ viện từ trước, nên việc thay đổi hiến pháp trở nên dễ dàng hơn. Việc sửa đổi hiến pháp cũng phải trưng cầu dân ý với đa số chấp thuận.

"Lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc, người Nhật có một cơ hội để sửa đối hiến pháp mà trước đây bị quân chiếm đóng bắt phải chấp nhận", Akira Momochi, một học giả về hiến pháp thuộc Đại học Nihon nói.

"Thành thực mà nói, tôi sợ là chúng ta sẽ mất khả năng đạt được điều đó".

Trong hiến pháp của đất nước "Mặt trời mọc", Nhật hoàng được coi là biểu tượng về sự "đoàn kết của mọi người" và không có quyền lực chính trị.

Sau khi lên ngôi vào năm 1989, Nhật hoàng Akihito muốn xoa dịu những vết thương do xung đột gây ra và cố đưa hoàng gia tới gần với công chúng hơn nữa. Không giống một số hoàng gia ở châu Âu, Nhật không có quy định pháp lý với việc thoái vị dù có nhiều vị vua đã từ bỏ ngai vàng trong thời cận đại.

Trong một động thái sẽ là chưa từng xảy ra, Nhật hoàng Akihito có thể xuất hiện trên truyền hình trực tiếp vào ngày 8/8 tới để nói về những lo ngại sức khỏe, tuổi tác khiến ông không thể hoàn thành đầy đủ các trọng trách.

Theo truyền thông địa phương, Nhật hoàng từng phải phẫu thuật tim và bị ung thư tuyến tiền liệt.

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nhật hoàng Akihito chịu ảnh hưởng từ quyết định từ chức năm 2013 của Giáo hoàng Benedict. Tuy nhiên, ông có thể học tập Nữ hoàng Hà Lan Beatrix, thoái vị năm 75 tuổi.

Một phóng viên Nhật kỳ cựu cho biết: "Nhật hoàng muốn có một hệ thống, mà ở đó người đứng đầu hoàng gia có thể truyền ngôi cho thế hệ trẻ hơn, người sẽ gần gũi với công chúng và phản ánh được thời đại hơn".

Phe bảo thủ Nhật lập luận, hệ thống hiện thời vẫn cho phép Thái tử giữ quyền nhiếp chính nếu Nhật hoàng không đủ khả năng bao quát tình hình, dù tới giờ Nhật hoàng Akihito vẫn khỏe.

Phe bảo thủ lo ngại, tranh cãi sẽ châm ngòi những lời kêu gọi cho phép nữ giới thừa kế ngai vàng, vì thiếu người kế thừa là nam giới. Các kế hoạch sửa luật kế vị trước đó đã bị hủy bỏ sau khi Hoàng tử Hisahito chào đời năm 2006. Hisahito là con trai của em trai Thái tử Naruhito.

"Tôi nghĩ rằng, Thủ tướng Abe sẽ không phớt lờ quan điểm của phe bảo thủ", giáo sư Đại học Keio là Hidehiko Kasahara nói. "Dựa vào tuyên bố trên truyền hình của Nhật hoàng là như thế nào thì nó có thể khuấy động dư luận", Naotaka Kimuzuka, một chuyên gia về hoàng gia châu Âu thuộc đại học Kanto Gakuin nói.

  • Hoài Linh

Bất ngờ sau vẻ hào nhoáng của thiếu gia lắm tiền

Luthra thừa nhận, anh ta và bạn bè thường mượn đồ của nhau để chụp ảnh đăng Instagram.

Loạt ảnh khỏa thân của vợ Trump bất ngờ lên báo

Những người ủng hộ ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ bất bình khi các tấm hình trần trụi của vợ tỷ phú này được đăng trên trang bìa của báo New York Post.

Bí ẩn thành phố bị động đất hơn 30 lần/tháng

Thành phố Norseman, tây Australia hứng chịu 33 trận động đất trong tháng 7 vừa qua. Một tháng trước đó, hầu như ngày nào Norseman cũng bị động đất.