Bởi đó là khi bộ phận cấp cao nhất chuyên giải quyết những căng thẳng của WTO ngừng hoạt động, do chính quyền Washington ngăn cản việc tái bổ nhiệm thẩm phán của tổ chức này.

Và khi bộ phận Phán quyết chuyên giải quyết những kiện cáo không còn hoạt động, thì những tranh chấp thương mại quốc tế sẽ không tìm được ra cách giải quyết, và điều này có thể khiến các cuộc chiến thuế quan ‘ăn miếng, trả miếng’ vượt tầm kiểm soát.

Mỹ có vẻ sẽ không sốt sắng tìm cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng này cho tới khi nhiều nước khác thừa nhận rằng, những bộ phận như diễn đàn đàm phán và cảnh sát thương mại của WTO đã thất bại.

{keywords}
Trụ sở WTO tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters

“Tôi không cho rằng chính quyền Trump sẽ tỏ ra hài lòng với những câu trả lời từ các nước thành viên WTO khác”, báo SCMP trích lời cựu cố vấn Đại diện Thương mại Mỹ Stephen Vaughn nói.

Cũng theo tờ báo này, cuộc khủng hoảng đang nhem nhúm hiện nay đang phơi bày những rạn nứt sâu sắc trong WTO, khi tổ chức này đã thất bại trong việc đưa ra những quy tắc mới về tự do thương mại hơn nữa, kể từ khi được thành lập vào năm 1995.

Washington có thể sử dụng chương trình nghị sự của nước này để làm tê liệt WTO hơn nữa, khi một số báo cáo của Bloomberg đầu tháng 11 cho biết, Mỹ đang xem xét khả năng sẽ chặn nguồn ngân sách phê chuẩn 2 năm/ lần cho tổ chức này. Nếu không có tiền, WTO có thể sẽ phải giải tán trong năm tới.

“Đây là một sự thất vọng. Tàu Titanic (WTO) đã đâm phải băng trôi. Nó sẽ không chìm trong 13 phút, nhưng nó đang dần chìm và chúng ta sẽ giải quyết việc này ra sao”, Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á Deborah Elms nói.

Lý giải nguyên nhân

Phía Mỹ đã có một danh sách dài những than phiền của nước này với cơ quan Phán quyết WTO. Bộ phận này có tất cả 7 người, nhưng cần có ít nhất 3 thẩm phán để nghe về các vụ việc và đưa ra phán quyết. Với việc 2 trong 3 thẩm phán sẽ hết nhiệm kỳ trong ngày 10/12 tới, sẽ chỉ còn 1 thẩm phán là giáo sư Trung Quốc Hong Zhao tại vị.

 

{keywords}
Ông Stephen Vaughn. Ảnh: Wikipedia

Thực chất, sự bất bình của Mỹ với bộ phận Phán quyết WTO không xuất phát từ thời ông Trump. Hồi 2016, chính quyền Obama đã ngăn thẩm phán Seung Wha Chang của Hàn Quốc tiếp tục nhiệm kỳ 2. Mỹ tố cáo ông này đã lạm quyền trong một số phán quyết.

Chính quyền Washington khi đó cũng ngăn việc tái bổ nhiệm quan chức thương mại Mỹ Jennifer Hillman, do lo ngại bà này không đủ sự ‘cứng rắn’ trong việc phủ quyết những phán quyết gây tổn hại tới các điều luật thương mại của Mỹ.

Phó Tổng giám đốc WTO Alan Wolff gần đây cho biết, Mỹ chỉ coi vai trò của bộ phận Phán quyết như nhằm tăng sự thực thi nghiêm chỉnh ‘điều khoản’ được đồng ý bởi các thành viên WTO. Trong khi EU và các nước lại coi đây là tòa án nhằm tạo ra những quy định mới cho tổ chức.

Những người ủng hộ Washington cho rằng, việc đóng cửa cơ quan Phán quyết WTO đã bị phóng đại quá mức. Ngay cả khi các quốc gia không kiện cáo, thì các phàn nàn về thương mại vẫn tăng, và khả năng giải quyết những vấn đề này vẫn ở mức thấp.

Mối liên hệ với Trung Quốc

“Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đơn giản là không được thiết kế để đối phó với một hệ thống chính trị và pháp lý nào, do vậy mâu thuẫn từ các tiền đề cơ bản của WTO đã được tạo ra”, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát biểu tại Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung Quốc hồi 2010 cho biết.

Ông Lighthizer đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để bảo vệ lợi ích của nhiều công ty thép của Mỹ, khi chống lại những vấn đề như giá cả và những khoản trợ cấp không công bằng của Trung Quốc.

Sự thất vọng về cơ quan Phán quyết WTO của ông này càng tăng lên, khi nhiều phán quyết tiếp tục làm suy yếu các điều luật thương mại Mỹ, vốn được dùng để bảo vệ kinh tế nước này khỏi ‘các nước có hành vi thương mại xấu’ khác.

{keywords}
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Ảnh: Bloomberg

Ngoài ra, sự thất bại của WTO trong các vấn đề như trộm cắp tài sản trí tuệ hay ép buộc chuyển giao công nghệ đã khiến chính quyền Trump phải tự hành động và coi những vấn đề trên là một phần của cuộc thương chiến hiện nay.

Các quan chức thương mại Mỹ đã bảo vệ quyết định phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc bên ngoài khuôn khổ WTO với lập luận rằng, các quy tắc thương mại toàn cầu không thể giải quyết những sai phạm của Bắc Kinh.

“Phía Mỹ đã hành động thiếu trách nhiệm khi biến WTO trở nên kém hiệu quả hơn. Việc Mỹ tăng thuế thêm hàng chục triệu USD lên hàng hóa Trung Quốc đã vi phạm các quy định của WTO. Nếu luật lệ của WTO bị bỏ qua thì cục diện sẽ hỗn loạn. Tôi nghĩ đây sẽ là thiệt hại lớn nhất cho kinh tế toàn cầu”, chuyên gia Long Yongtu kết luận.

Tuấn Trần