Tổng thống Donald Trump xác nhận đã ra lệnh tấn công quân sự vào sân bay ở Syria, đồng thời cho rằng Mỹ "lợi ích an ninh quốc gia quan trọng" trong việc chặn nạn phổ biến và sử dụng các vũ khí hóa học.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin, sớm 7/3, Mỹ bất ngờ phóng khoảng 50-70 tên lửa hành trình Tomahawk vào các mục tiêu của Chính phủ Syria. Loạt tên lửa xuất kích từ chiến hạm Mỹ ở Địa Trung Hải, nhắm tới căn cứ không quân ở thành phố Homs, đánh vào máy bay, đường băng, trạm tiếp nhiên liệu của Syria.

{keywords}

Trước khi ra lệnh nã Tomahawk vào Syria, Tổng thống Trump đã cảnh báo chính quyền Syria sẽ phải đối mặt với phản ứng của Mỹ về vụ tấn công hóa học. (Ảnh: CNN)

Lý giải của ông Trump

Tổng thống Trump lý giải, lãnh đạo Syria Bashar al-Assad đã sử dụng chất độc thần kinh nguy hiểm để giết hại nhiều người. Ông kêu gọi tất cả các quốc gia văn minh hãy nỗ lực chấm dứt tình trạng tàn sát và đổ máu ở Syria.

Trước đó, ngày 6/4, Bộ Y tế ở Ankara đã công bố báo cáo phân tích sơ bộ về các nạn nhân vụ tấn công vũ khí hóa học ở Idlib, tây bắc Syria, hôm 4/4 được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ để chữa trị. Kết quả được nêu là họ bị nhiễm chất độc thần kinh Sarin. Bộ này xác nhận, có 31 người đang được điều trị tại Thổ Nhĩ Kỳ và 3 người đã tử vong ở bệnh viện. Các chuyên gia y tế mô tả, các nạn nhân bị phù phổi, tăng trọng lượng và lượng máu trong cơ quan hô hấp này.

Cùng ngày 6/4, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, có ít nhất 27 trẻ em chết trong vụ tấn công nói trên, ngoài ra có tổng cộng 546 người bị thương và con số này có thể sẽ còn tăng.

Bộ ba Anh, Pháp, Mỹ đã lập tức lên án quân đội Syria về vụ việc. Tổng thống Trump cảnh báo chính quyền Bashar al-Assad đã đi quá giới hạn và sẽ phải đối mặt với phản ứng của Mỹ.

Phía chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assard khẳng định họ không liên quan vụ tấn công, với việc Ngoại trưởng Walid Muallem tuyên bố các lực lượng vũ trang Syria chưa và sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học để tấn công.

Tin cho biết, phía Mỹ đã thông báo với Nga trước khi nã Tomahawk vào Syria. Ngoại trưởng Rex Tillerson chỉ trích Nga thất bại trong việc thực hiện trách nhiệm của nước này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Nga Maria Zakharova lên án truyền thông phương Tây quá vội vàng cáo buộc chính quyền Damascus trong việc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời tìm cách đổ trách nhiệm cho Moscow.

Sự thật kinh hoàng về Sarin

Sarin là một chất độc thần kinh được phát triển lần đầu bởi các nhà nghiên cứu Đức hồi cuối thập niên 1930.

Độc hại gấp 500 lần Cyanide, Sarin là một chất lỏng không màu không mùi, gây co thắt cơ dữ dội, mất thị lực, và ngạt thở. Chất này có thể giết nạn nhân chỉ trong vòng một phút tiếp xúc trong những trường hợp cực độ.

Sarin được phân loại là một "vũ khí hủy diệt hàng loạt" và bị cấm trong Công ước Vũ khí Hóa học của Liên Hợp Quốc năm 1993. Syria là một trong 6 quốc gia không ký công ước này.

Sarin từng được Tổng thống Iraq Saddam Hussein dùng để chống lại các lực lượng Iran trong cuộc chiến giữa hai nước - và trong năm 1988 như một thành phần trong hợp chất hóa học chống lại người Kurd ở làng Halabja phía bắc Iraq. Khoảng 5.000 người đã tử vong.

Thanh Hảo