Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 25/5, đã không xua tan được cơn giận của người dân Okinawa (Nhật Bản) về cái chết của cô gái liên quan đến một cựu lính Mỹ cùng sự hiện diện dày đặc của các căn cứ quân sự nơi đây.


"Tôi càng thêm thất vọng vì đã nghĩ Tổng tống Obama sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể để xử lý tình hình. Tôi không tin Chính phủ Nhật đã nói với ông ấy đúng như mong muốn của những người người dân Okinama. Tôi cảm thấy ông ấy không hề quan tâm đến Okinawa", Asahi Shimbun dẫn lời ông Masaharu Noguni, Thị trưởng Chatan, một trong những cộng đồng ở Okinawa, cho hay.

{keywords}
Người biểu tình tập trung trước cổng căn cứ không quân Kadena ngày 25/5 để mặc niệm cô gái 20 tuổi được cho là bị một lao động dân sự Mỹ tại cơ sở này giết hại. (Ảnh: Asahi)

Trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Shinzo Abe sau cuộc gặp gỡ chính thức giữa hai người, Tổng thống Mỹ đã gửi "lời chia buồn chân thành và lấy làm tiếc thực sự" đối với cái chết của cô gái 20 tuổi ở Uruma, Okinawa.

Kenneth Franklin Shinzato, một nhân viên dân sự 32 tuổi làm việc ở Căn cứ Không quân Kadena, đã bị bắt ngày 19/5 vì tình nghi vứt xác của nạn nhân trong một khu rừng ở Onna, Okinawa.

Thống đốc Okinawa Takeshi Onaga cũng tỏ rõ thất vọng, vì ông Obama không đề cập đến những sửa đổi của Thỏa thuận SOFA giữa Mỹ và Nhật Bản vốn cho phép đối xử đặc biệt với quân nhân và nhân viên dân sự Mỹ tại các căn cứ.

"Tôi thực sự thất vọng khi không có đề cập nào đến yêu cầu của tôi, là tổ chức một cuộc gặp trực tiếp giữa tôi và Tổng thống Mỹ cũng như đánh giá lại SOFA", ông Obaga nói với các nhà báo sau khi xem cuộc họp chung giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Obama.

Quan chức này mô tả những biện pháp ngăn chặn tái diễn sự việc tương tự mà ông Obama nhắc đến là "phi thực tế", và rằng ông chủ Nhà Trắng nên nghiên cứu một bản SOFA sửa đổi để đảm bảo không có những tội ác như vậy nữa.

Trước đó, vào ngày 25/5, khoảng 4.000 người biểu tình đã tập trung trước căn cứ không quân Kadena đòi đưa tất cả các cơ sở quân sự Mỹ ra khỏi Okinawa.

Một người tên là Tomoyuki Kobashikawa, 73 tuổi, từng là một giáo viên tiểu học sống ở Uruma. Sử dụng tiền tiết kiệm hưu trí của mình, trong hai năm rưỡi qua, ông đã chuẩn bị và gửi khoảng 70.000 bưu thiếp tới Tổng thống Mỹ kêu gọi ông Obama nghĩ về vấn đề căn cứ Mỹ mà Okinawa đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, nỗ lực của Kobashikawa không mang lại kết quả. Và bất chấp sự phản đối của các cộng đồng địa phương, các máy bay Osprey vẫn được triển khai tới căn cứ Futenma ở Okinawa và thực hiện các hoạt động bay thường nhật.

Với vụ án mạng vừa xảy ra với cô gái ở Uruma, ông Kobashikawa giờ đây có một thông điệp mới gửi tới Obama: "Hãy đến Okinawa và tận mắt chứng kiến tình hình không thay đổi suốt hơn 70 năm qua để có thể làm một điều gì đó".

Ai Yamamoto, 38 tuổi, nói rằng những bình luận mà Thủ tướng Abe và Tổng thống Obama đưa ra không thuyết phục được bà. "Nó dường như chỉ là một màn thể hiện để nhanh chóng dập lửa, hòng thúc đẩy việc di dời (căn cứ Futenma) tới Henoko. Tôi muốn cuộc gặp là sự kiện xúc tác làm thay đổi tư duy chính trị rằng Okinama sẽ phải hy sinh".

Thanh Hảo

4.500 cảnh sát Nhật bảo vệ Obama thăm Hiroshima

Nhật Bản huy động một số lượng cảnh sát kỷ lục lên tới 100.000 người để duy trì an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra ở nước này.

Món quà độc đáo Obama được tặng ở Việt Nam

Trong các chuyến công du, Tổng thống Mỹ Barack Obama thường được tặng những món quà lưu niệm đặc biệt mang nhiều ý nghĩa và giá trị khác nhau.

"Bóng ma" hạt nhân phủ bóng Obama tới Hiroshima

Thế giới đang ngày càng trở nên bất an hơn, bất chấp Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cam kết theo đuổi một thế giới không có vũ khí nguyên tử.