Trong khi Trung Quốc, Canada và Mexico bị Mỹ nhắm tới vì bất cân bằng thương mại, Nhật Bản vẫn "yên ổn", với hy vọng mối quan hệ thân thiện giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ giúp Tokyo tránh xa "làn đạn".

Mỹ điều tiêm kích đến Vịnh Ba Tư, sẵn sàng khai hỏa

Giải mã quả cam mới bổ chuyển màu tím

Mỹ - Iran đấu khẩu kịch liệt

Tuy nhiên, khi hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật chuẩn bị có các cuộc hội đàm động chạm đến những va chạm thương mại, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nhật Bản có thể là mục tiêu tiếp theo bị Tổng thống Mỹ nhắm đến. Và điều Tokyo lo nhất là các biểu thuế cao đánh vào xe hơi. 

{keywords}
Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên than phiền "mức thâm hụt rất cao" với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Trong những phát biểu được Tạp chí Phố Wall đăng tải, ông dù nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp với người Nhật, nhưng không ngần ngại cảnh báo: "Tất nhiên, nó sẽ kết thúc ngay khi tôi bảo họ sẽ phải trả bao nhiêu".

Thâm hụt về hàng hóa trao đổi năm 2017 giữa Mỹ với Nhật là 68,8 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Trung Quốc (376 tỷ USD) và Mexico (71 tỷ USD). Theo các số liệu chính thức của Mỹ, mức thâm hụt đã lên tới 40 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.

Xuất khẩu xe hơi và phụ tùng ôtô chiếm tới 80% mức bất cân bằng này, và "cảnh hàng triệu chiếc xe Nhật" chạy trên đường ở Mỹ đã khiến ông Trump khó chịu, trong khi rất ít nhãn hiệu Mỹ lăn bánh ở Nhật Bản. Điều này liên quan rất ít tới thuế - vì Nhật không đánh thuế lên xe nhập khẩu, không giống như Mỹ áp mức thuế 2,5%.

Giới phân tích cho rằng, do kích cỡ lớn hơn, xe Mỹ không phù hợp với đường phố Nhật hoặc sở thích của người tiêu dùng ở cường quốc châu Á này. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng Nhật Bản đã áp đặt một loạt hàng rào phi thuế quan, trong đó có các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt quá mức gây khó khăn cho nhập khẩu.

Đàm phán ban đầu giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và người đồng cấp Nhật Toshimitsu Motegi đã diễn ra mà không đạt được bước đột phá nào. Hôm qua, hai bên có vòng đàm phán lần 2 để tìm kiếm nền tảng chung và dọn đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Abe bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.

Hai bên có nhiều quan điểm trái ngược nhau: Tokyo muốn dàn xếp bất đồng thương mại trong một diễn đàn kiểu Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - một hiệp định thương mại đa phương, trong khi Washington muốn một thỏa thuận song phương. Theo Kyodo News, Tokyo vẫn có thể chấp nhận cách tiếp cận song phương nếu Washington dừng áp đặt thuế bổ sung lên ôtô Nhật.

Nhà kinh tế học Harumi Taguchi của IHS cho rằng, hiện tại mâu thuẫn chưa nổ ra nhưng điều này có thể sẽ sớm thay đổi.

"Có khả năng cao độ là Donald Trump sẽ chuyển trọng tâm sang Nhật Bản ngay khi ông đạt được một sự dàn xếp hoặc thỏa thuận nào đó về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đàm phán Nafta (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ)", ông Taguchi nhận định.

"Vũ khí hiệu quả nhất của chính quyền Trump trong đàm phán với Nhật vẫn là đe dọa áp thuế tới 25% lên ôtô nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia", Tobias Harris thuộc Teneo Intelligence đánh giá. Ông bình luận thêm, một động thái như vậy sẽ "tác động đáng kể" đến kinh tế Nhật Bản.

Các ông lớn ngành ôtô như Toyota và Nissan bán hàng triệu xe ở Mỹ, với nhiều trong số này được sản xuất ngoài Nhật Bản như Mexico hoặc Canada. Taguchi ước tính, biểu thuế 25% sẽ cắt bớt tới 0,5% GDP của Nhật Bản.

Các nhà sản xuất cảnh báo họ sẽ không thể chịu đựng được phí tổn nên sẽ chuyển gánh nặng này sang cho người tiêu dùng Mỹ - trong trường hợp của Toyota, người mua sẽ phải trả thêm 6.000 USD/xe.

Tổng thống Trump có thể sẽ yêu cầu Nhật phải sản xuất nhiều xe ở Mỹ hơn nhưng viễn cảnh này có nhiều hạn chế. Hiện các công ty của Nhật đã sản xuất gần 4 triệu chiếc mỗi năm ở Mỹ và thuê gần 1,5 triệu lao động ở địa phương.

Chuyên gia Taguchi cho rằng, Thủ tướng Abe cần phải cam kết mua "khí đá phiến, các sản phẩm quân sự, và một số mặt hàng khác không ảnh hưởng đến sản xuất nội địa". Tokyo vốn cũng đã thông báo mua hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore đắt tiền của nhà thầu Mỹ Lockheed Martin nhưng điều này có vẻ vẫn chưa đủ. Vì thế, Thủ tướng Abe sẽ phải vận dụng đến các kỹ năng đàm phán của mình.

Theo Tobias Harris, nếu Nhật đưa ra một gói gồm những nhượng bộ hợp lý về tiếp cận thị trường trong tương lai gần, đặc biệt bao gồm các nhượng bộ về nông nghiệp, thì may ra mới thoát khỏi tầm ngắm của Tổng thống Trump. Nhưng đây vẫn là một chủ đề rất nhạy cảm ở Nhật, đất nước vốn đang dùng thuế để bảo vệ nông dân của mình.

Thanh Hảo

Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?

Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vừa hé lộ về thời điểm có thể chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gây quan ngại toàn thế giới.

Trung Quốc 'hết đạn' trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Trung Quốc 'hết đạn' trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Trung Quốc đang nắm trong tay một vũ khí tối thượng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - tác giả John Crudele nhận định như vậy trong một bài bình luận trên báo New York Post.

Những hệ lụy nặng nề của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Những hệ lụy nặng nề của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Bằng cách áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên một nấc thang mới.

Ông Trump tính toán sai khi giáng đòn thuế vào TQ?

Ông Trump tính toán sai khi giáng đòn thuế vào TQ?

Ngay khi Mỹ và Trung Quốc lao vào một cuộc chiến thương mại khốc liệt, chính quyền Tổng thống Donald Trump và báo chí lập tức tập trung phân tích về các chiến thuật.

Trung Quốc có đỡ nổi đòn thuế của ông Trump?

Trung Quốc có đỡ nổi đòn thuế của ông Trump?

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc có thể để lại những hậu quả nặng nề cho siêu cường châu Á.