Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc Mỹ ra khỏi WHO sẽ đặt thêm nhiều người trên khắp hành tinh vào nguy cơ dịch bệnh và tử vong. Thậm chí, nó còn đặt người Mỹ vào bất lợi giữa thời điểm đại dịch Covid-19 đang hoành hành. 

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: EPA

“Chúng ta từ bỏ rất nhiều. Tổ chức Y tế thế giới đã hiện diện gần 70 năm, và đóng một vai trò then chốt trên thế giới trong việc đảm bảo cách thức bảo vệ sức khỏe con người đến với tất cả các nước”, tạp chí The Hill dẫn lời Richard Besser, cựu quyền Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và hiện đứng đầu Quỹ Robert Wood Johnson.

“Tổ chức Y tế thế giới là một sự thừa nhận rằng sức khỏe con người ở khắp mọi nơi là trách nhiệm của tất cả chúng ta, và một cuộc khủng hoảng y tế ở một phần của thế giới có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của con người ở các nước khác”, ông Besser lý giải thêm.

Chính quyền Trump, ngày 7/7, đã gửi thông báo chính thức rút khỏi WHO lên Liên Hợp Quốc. Điều này mở đầu tiến trình kéo dài một năm tiến tới cắt đứt các mối quan hệ vào ngày 6/7/2021 – nếu Tổng thống Donald Trump tái cử vào tháng 11 tới. Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố ông sẽ giữ Mỹ ở lại WHO nếu ông thắng cử.

Đầu năm nay, vị Tổng tư lệnh Mỹ tuyên bố sẽ giữ lại các khoản tài trợ cho WHO và từ bỏ tư cách thành viên của Mỹ, viện dẫn tổ chức này thiên vị Trung Quốc.

Theo The Hill, trong cáo buộc của mình, ông Trump không nhắc đến WHO chính là cơ quan toàn cầu đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo về virus corona chủng mới, được gọi là SARS-CoV-2. Sức ép của WHO cũng đã khiến Trung Quốc công bố chuỗi gene đầu tiên của virus vào đầu tháng 1, cho phép các phòng thí nghiệm của cả Mỹ và quốc tế phát triển các bộ xét nghiệm chẩn đoán và bắt đầu phát triển các ứng viên vaccine. 

Khi rời WHO, chính quyền Donald Trump sẽ từ bỏ chiếc ghế của mình ở nhiều bàn hội nghị y tế quan trọng trên toàn cầu. WHO thường triệu tập hội nghị của các chuyên gia, những người quyết định vaccine cúm nào sẽ được phát triển trong năm. Tổ chức này cũng điều hành các lộ trình nghiên cứu và phát triển các ứng viên vaccine cho nhiều loại bệnh khác, từ Ebola và Nipah tới những bệnh đang ngày càng nguy hiểm với người Mỹ như Zika. Các nhà khoa học của chính phủ Mỹ sẽ không còn là thành viên của những hội nghị như vậy. 

“Chúng ta đang thiết kế thử nghiệm các loại vaccine. WHO tham gia vào những gì chúng ta gọi là các lộ trình nghiên cứu và phát triển cho tất cả các vaccine mới, chẩn đoán và điều trị không chỉ bệnh cúm. Chúng ta tham gia sâu vào những thứ đó. Và giờ chúng ta không còn như vậy nữa”, Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phòng ngừa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, bày tỏ.

WHO đã cam kết sẽ bắt đầu một quá trình nội quan để cải tổ chính mình, dựa trên cách xử lý virus corona, tương tự như thời điểm dẫn tới những cải cách lớn sau khi dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi năm 2014 và 2015 phơi bày những yếu kém trong mạng lưới an ninh y tế toàn cầu. Người Mỹ đã dẫn đầu một số ủy ban cải cách đó; họ sẽ từ bỏ tầm ảnh hưởng này nếu Mỹ tiếp tục lộ trình rút khỏi WHO. 

“Cách tốt nhất để khắc phục những điểm yếu trong WHO và trong quản trị y tế toàn cầu là bằng cách tiếp tục tham gia và vạch ra một tầm nhìn mang tính xây dựng cho cải cách”, The Hill trích lời Jeremy Konyndyk – người đứng đầu một trong những ủy ban cải tổ sau đại dịch Ebola - đánh giá.

Có lẽ quan trọng nhất, mạng lưới giám sát của WHO là nguồn tình báo y tế chủ chốt, cung cấp cho các chính phủ trên toàn cầu sự tiếp cận thông tin cần thiết để chống lại virus corona và bất kỳ căn bệnh nào nổi lên như một mối đe dọa tiếp theo.

“Chúng ta nhận lượng thông tin khổng lồ trở lại Mỹ trên cơ sở thường kỳ… Mất đi thông tin tình báo trên cơ sở thường kỳ sẽ rất nguy hại”, ông Osterholm bình luận thêm.

Một chức năng của sự tiếp cận thông tin tình báo đó được thực hiện từ tháng 1, khi giới chức Mỹ là một phần đoàn đại biểu của WHO tới Vũ Hán của Trung Quốc để thu thập thông tin về virus corona. WHO đã thúc ép Bắc Kinh cho phép các chuyên gia đó đến thành phố này, và gần như không thể tưởng tượng được Trung Quốc lại cho các chuyên gia Mỹ có mặt để thực hiện cuộc điều tra tương tự nếu không có sự phê chuẩn của WHO.

“Nếu chúng ta từ bỏ WHO, chúng ta từ bỏ một ghế trong các bàn hội nghị, và chúng ta sẽ hứng chịu hệ quả vì nó làm suy yếu năng lực của chúng ta khi làm việc ở một số khu vực trên thế giới để giúp kiểm soát dịch bệnh tại đó, những căn bệnh mà có thể lây lan đến tận biên giới của chúng ta”, ông Besser nói. “Đối với chúng ta, từ bỏ cộng đồng toàn cầu này ở một thời điểm mà sự tham gia của chúng ta là cần thiết hơn bao giờ hết là một điều đáng buồn. Đây là lúc để nói rằng những gì chúng ta có thể làm là đảm bảo WHO thành công, và như vậy không có nghĩa là rời đi, mà phải thúc đẩy và hành động nhiều hơn nữa". 

Thanh Hảo

Công bố thời điểm Mỹ chính thức rút khỏi WHO

Công bố thời điểm Mỹ chính thức rút khỏi WHO

Mỹ sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 6/7/2021, Liên Hợp Quốc cho biết sau khi nhận được thông báo chính thức từ nước này.

Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua tìm vắc xin ngừa Covid-19, WHO ra chỉ dẫn mới

Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua tìm vắc xin ngừa Covid-19, WHO ra chỉ dẫn mới

Tính tới sáng nay, trên toàn cầu có 11.921.311 ca nhiễm virus corona. Số ca nhiễm mới đang tăng mạnh ở Mỹ, Brazil.